"Con mắt thứ ba" trên trán phụ nữ Ấn Độ giống chấm thần của Đường Tăng trong phim Tây Du Ký

"Con mắt thứ ba" trên trán phụ nữ Ấn Độ giống chấm thần của Đường Tăng trong phim Tây Du Ký

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 7, 20/06/2020 17:17

Mắt thần "Bindi", chấm đỏ trên trán phụ nữ được xem con mắt thứ ba của người Ấn Độ.

Trong phim Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng có một dấu chấm đỏ trên trán giữa hai lông mày sau khi đắc đạo thành Phật, nó là biểu tượng của quá trình tu hành khắc khổ, đắc đạo tiến thần.

Cộng đồng mạng - 'Con mắt thứ ba' trên trán phụ nữ Ấn Độ giống chấm thần của Đường Tăng trong phim Tây Du Ký

Chấm thần trên trán Đường Tăng.

Điều trùng hợp, trên trán một số người phụ nữ Ấn Độ, dấu chấm ấy cũng xuất hiện?

Tại sao lại vậy?

Cộng đồng mạng - 'Con mắt thứ ba' trên trán phụ nữ Ấn Độ giống chấm thần của Đường Tăng trong phim Tây Du Ký (Hình 2).

Phụ nữ Ấn Độ với chấm Bindi.

Dấu chấm đỏ ấy được gọi là Bindi có nguồn gốc từ thời cổ đại, nó có thể được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới như một loại phụ kiện hay đồ trang sức.

Tuy nhiên, trong truyền thống Ấn Độ, bindi vẫn có ý nghĩa đặc biệt dù không quy định phải là màu đỏ như trước.

Bindi tượng trưng cho sức mạnh của phái nữ và người ta tin rằng nó sẽ bảo vệ phụ nữ và chồng của họ. Màu đỏ của bindi tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng. Ở miền Nam Ấn, chỉ những người đã kết hôn mới được điểm nốt ruồi may mắn, đang có tình yêu và sống trong hạnh phúc. Các goá phụ không được phép làm điều này mà phải mặc đồ đen tượng trưng cho sự mất mát.

Cộng đồng mạng - 'Con mắt thứ ba' trên trán phụ nữ Ấn Độ giống chấm thần của Đường Tăng trong phim Tây Du Ký (Hình 3).

Theo quan niệm của người Ấn Độ, khu vực giữa hai lông mày được xem như nơi tập trung trí tuệ, sự minh mẫn và mang lại sức mạnh tinh thần.

Trong văn hoá của người Hindu, cầu nguyện là một phần không thể thiếu, nhưng họ không thể dùng cả ngày để cầu nguyện.

Vì thế, chấm đỏ trên trán như lời nhắc nhở về mục đích cuộc sống, giúp họ thấy cần phải làm gì để đạt tới sự giác ngộ. Nhiều người còn cho rằng dấu đỏ bindi như con mắt thứ ba.

Không dừng lại ở đó, Bindi còn được biết đến với tên gọi: "Chấm đỏ cứu mạng sống".

Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ người thiếu i-ốt thuộc hàng báo động. Một số đang phải chống chọi với căn bệnh ung thu vú, u nang xơ tuyến vú và các biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các trường hợp này đều là hệ quả của tình trạng thiếu i-ốt.

Làm thế nào chúng ta đảm bảo phụ nữ ở những khu vực nông thôn như vậy hấp thụ đủ lượng i-ốt cần thiết?

Một chi nhánh từ thiện mới được thành lập đã kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant đã sản xuất các gói bindi, được gọi là "Chấm đỏ cứu mạng" (Life Saving Dot).

Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant Ấn Độ đã tráng mặt sau của bindi bằng i-ốt và chấm đỏ này sẽ cung cấp tới 150 microgram i-ốt hấp thụ qua da với giá thành lại khá rẻ ở mức 10 rupee, hay 16 cents cho 30 ngày sử dụng. Cho đến nay, chấm bindi tráng i-ốt đã vươn đến tay hơn 30.000 phụ nữ tại 100 ngôi làng.

Ngày nay, hình thức sử dụng bindi đã có nhiều thay đổi, phụ nữ và thậm chí là đàn ông Ấn Độ chấm bindi để làm đẹp.  

Còn với những cô gái trẻ, chấm đỏ châu sa có thể thay bằng đá quý, phù hợp với khuôn mặt, kiểu tóc, trang phục, làm tôn lên nhan sắc và nét bí ẩn của phụ nữ Á Đông.

Huyền Đề (Nguồn The Times Of India)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.