Siêu máy ảnh được phát minh bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế, dùng để chụp các ngoại hành tinh (exoplanet) giống trái đất. Các ngoại hành tinh này thường nằm khá gần ngôi sao chủ và vì ngôi sao chủ sáng hơn các hành tinh này gấp nhiều lần nên việc chụp ảnh chúng rất khó khăn.
Vì thế, các máy phát hiện bán dẫn truyền thống không thể chụp ảnh được các ngoại hành tinh đó. Do vậy, siêu máy ảnh cao cấp lên tới 10.000 pixels, được xem là máy ảnh lớn và tiên tiến nhất thế giới, mới có thể chụp được. Được đặt tên là DARKNESS, siêu máy ảnh này sẽ giúp các hành tinh ngoài hệ mặt trời trở nên rõ nét nhờ việc lọc ánh sáng mờ của các ngôi sao.
Sử dụng các cảm biến tự cảm vi sóng, DARKNESS là một máy ảnh phổ quang cho phép xác định bước sóng và thời gian tới của từng photon đơn lẻ. Nhờ đó, các ngoại hành tinh được lọc ra từ một nền nhiễu rõ ràng hơn. Tình trạng méo ảnh xảy ra khi ánh sáng đi qua khí quyển trái đất cũng được xử lý để cho hình ảnh có độ tương phản cao hơn.
Ông Dimitri Mawet - thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Công nghệ này sẽ giúp giảm sàn tương phản để phát hiện ra các hành tinh tối hơn. Việc tiếp cận giới hạn nhiễu ánh sáng sẽ cho ra tỷ lệ tương phản gần 10-8 để nhìn thấy được các hành tinh mờ hơn các ngôi sao đến 100 triệu lần. DARKNESS sẽ là công nghệ tiên phong cho thế hệ kính viễn vọng kế tiếp”.
Mục đích của DARKNESS là dọn dẹp các đốm sáng lấp lánh để làm sạch bầu khí quyển bị xáo trộn, giúp các nhà khoa học nhìn rõ hơn sự tương phản mạnh mẽ giữa một hành tinh và ngôi sao của nó.
Trưởng nhóm nghiên cứu Ben Mazin nói: "DARKNESS là một bước tiến quan trọng trong mục tiêu dài hạn của chúng tôi. Đây là tiền đề để chế tạo máy ảnh cho kính thiên văn Thirty Meter có thể được đặt tại Mauna Kea (Hawaii) hay La Palma, Mục đích là để chụp ảnh các hành tinh xung quanh của những ngôi sao có khối lượng nhẹ và tìm kiếm sự sống ở đó".