Bức tranh biếm họa "Control" nói về cơn sốt Pokémon Go của họa sĩ người Ba Lan Pawel Kuczynsk. Ảnh: Internet.
Mấy ngày nay, trên mạng tràn ngập những hình ảnh, video clip ghi lại cảnh giới trẻ hăng hái "bắt" Pokémon trên đường phố. Kèm theo đó là hàng trăm bài viết đầy trăn trở của chính những người trẻ về một thế hệ "chỉ biết cúi đầu".
Giống như các tựa game "gây nghiện" khác, trò chơi di động Pokémon Go cũng phải chịu tiếng xấu thay cho người chơi. Bởi chẳng cần phải đội mũ dán logo hay mặc đồng phục, người chơi Pokémon Go đã tự tạo dựng “thương hiệu” bằng những cái đầu cúi gằm mọi lúc mọi nơi, những cú phanh, chuyển làn đường không báo trước và những tiếng hét phấn khích đột ngột vang lên giữa màn đêm tĩnh mịch...
Dù tạo nên cơn sốt thực sự, với hơn 100 triệu lượt tải về trên toàn thế giới nhưng có vẻ như Pokémon Go vẫn chưa chiếm được cảm tình của đông đảo người dùng mạng xã hội. Từ các rủi ro về mặt kỹ thuật như làm thiết bị di động nóng máy, nhanh hao pin cho đến những phiền phức mà trò chơi này vô tình gây ra cho cộng đồng – tất cả đều được liệt kê, phân tích chi tiết để đi đến kết luận rằng: đây là một ví dụ cụ thể cho xu thế chạy theo trào lưu của người trẻ Việt.
Không ít người còn hùng hồn chỉ trích người chơi Pokémon Go ở Việt Nam là những kẻ "dở hơi", rảnh rỗi sinh nông nổi bằng giọng điệu trịch thượng (như người “văn minh” soi xét tầng lớp “thấp kém” hơn) và khuyên các game thủ hãy đặt điện thoại xuống để dành thời gian chăm sóc gia đình hoặc làm việc gì đó ý nghĩa hơn.
Người chơi Pokémon Go không phải là những người duy nhất "cắm mặt" vào điện thoại mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Internet.
Thái độ phiến diện và mang tính quy chụp này một mặt xúc phạm tình yêu game của các game thủ chân chính đã ngóng