Theo báo cáo, Mỹ vẫn duy trì khoảng 400 bệ phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân LGM - 30G Minuteman III. 12 tàu ngầm chiến lược lớp Ohio sẽ được trang bị 240 tên lửa UGM - 133A Trident - II. Dự kiến trong thời gian tới sẽ giảm mỗi tàu từ 24 tên lửa xuống còn 20. Ngoài ra, lực lượng không quân chiến lược sẽ được trang bị 44 máy bay ném bom B-52H và 16 chiếc có khả năng tàng hình B -2. Kết quả là, cùng một lúc Mỹ có thể triển khai khoảng 700 đơn vị có khả năng tấn công hạt nhân.
Ngoài ra theo các chuyên gia quân sự, Mỹ vẫn còn dự trữ khoảng 2 tàu ngầm Ohio và 36 máy bay có thể mang vũ khí hạt nhân. Như vậy tổng số đơn vị không phải 700 mà là khoảng 795-800 đơn vị.
Các dữ liệu có sẵn cho thấy rằng Mỹ đã sẵn sàng để thực hiện nghĩa vụ của mình theo START- 3, ít nhất là đối với số đầu đạn hạt nhân và các phương tiên mang vũ khí hạt nhân.
Trong tương lai gần, mục tiêu của Mỹ vẫn là ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố sử dụng nó. Ngoài ra, còn phải tăng cường răn đe các đối thủ tiềm tàng.
Theo các quan chức Nhà Trắng, vào năm 2019 quân đội Mỹ sẽ được nhận khoảng 12 quả bom hạt nhân B61 có nhiều tính năng ưu việt, đặc biệt là có độ chính xác rất cao khi tấn công. Mỹ cũng có kế hoạch sẽ nâng cấp sáu loại đầu đạn hạt nhân, hai cho mỗi thành phần của bộ ba hạt nhân.
Máy bay chiến lược B-2
Ngoài ra, theo các chuyên gia quân sự, Mỹ đang âm thầm nghiên cứu loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới để thay thế các loại hiện có như B-52H và B-2. Người ta cho rằng chiếc máy bay này sẽ kế thừa loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng tàng hình như B-2, nhưng giá thành rẻ hơn và có nhiều đặc điểm ưu việt, chúng sẽ bắt đầu được biên chế vào Lực lượng Không quân Mỹ trong thời gian vài năm nữa.
Đi cùng với sự thay đổi của lực lượng không quân trong tương lai. Mỹ cũng đang xem xét khả năng để sản xuất các loại tên lửa đạn đạo mới để thay thế cho các tên lửa đã lỗi thời như AGM- 86B và AGM- 129A. Từ tháng mười hai năm ngoái, theo đề nghị của Nhà Trắng, một số công ty đã lên kế hoạch sơ bộ cho việc thiết kế và phát triển. Trong tương lai gần Lầu Năm Góc sẽ xem xét các dự án và chọn một công ty sẽ đảm nhận vai trò chủ thầu các tên lửa đạn đạo mới này.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Ohio.
Các thành phần biển của bộ ba hạt nhân trong thời gian tới sẽ nhận được tàu ngầm mới, được tạo ra bởi các chương trình thay thế tàu ngầm Ohio. Trước đây, dự án đã được chỉ định là SSBN (X). Phát triển đầy đủ quy mô của dự án này sẽ bắt đầu trong một vài năm, các chuyên gia hải quân và các kỹ sư đóng tàu sẽ làm việc trên một diện mạo đầy hứa hẹn của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới này.
Người ta cho rằng mỗi con tàu mới sẽ có một hiệu suất ngang với các loại tàu ngầm hiện có Ohio, nhưng chi phí hoạt động của chúng sẽ rẻ hơn nhiều. Đạn dược của các tàu ngầm mới sẽ được giảm chỉ còn 16 tên lửa (Ohio có 24 tên lửa đạn đạo Trident - II).
Có thể thấy rằng Mỹ đã hiểu rõ hậu quả của việc không quan tâm đúng mức về lực lượng hạt nhân chiến lược trong hai thập kỷ trước đây. Nhìn chung, tình trạng của lực lượng hạt nhân chiến lược vẫn tiếp tục đáp ứng được cho đến ngày nay , nhưng một số tính năng chủ yếu của chúng đã lỗi thời, chủ yếu là vấn đề kỹ thuật.
Như chúng ta có thể thấy, Washington chính thức nhìn thấy những vấn đề và có một kế hoạch để giải quyết chúng . Cần lưu ý rằng một số điểm của kế hoạch này sẽ được thực hiện chỉ sau một vài năm, và sau đó sẽ dần hiện đại sức mạnh lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ theo từng bước trong tương lai.
Mục đích của Mỹ là sự răn đe hạt nhân có hiệu lực đối với bất kỳ quốc gia nào muốn tranh giành lợi ích của Mỹ và đồng minh. Nhưng các kết quả của kế hoạch cải tổ và nâng cấp lực lượng chiến lược này của Mỹ ra sao? – Thời gian sẽ trả lời.
NP