Công chứng, chứng thực hợp đồng nhà đất cần lưu ý gì?

Công chứng, chứng thực hợp đồng nhà đất cần lưu ý gì?

Thứ 6, 11/10/2024 14:28

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở thì các bên phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Vậy công chứng, chứng thực nhà đất cần lưu ý gì?

Theo điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng

Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau: "Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản".

Theo quy định trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bất động sản.

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực:

- Hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, gồm: chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở được chứng thực tại UBND cấp xã nơi có nhà, đất.

Trường hợp không bắt buộc công chứng

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, những hợp đồng về quyền sử dụng đất không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, gồm:

+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

+ Hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Căn cứ khoản 2 Điều 164 Luật Nhà ở 2023, những giao dịch về nhà ở sau đây không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng:

- Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công;

- Mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm:

+ Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư.

+ Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức.

+ Thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Ưu điểm và hạn chế của công chứng, chứng thực

Mặc dù người dân được lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng nhưng để lựa chọn phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể cần xem xét ưu điểm, nhược điểm của công chứng và chứng thực.

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Nội dung

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản.

Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND cấp xã chứng thực về:

- Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng.

- Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng.

Giá trị pháp lý

- Hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.

- Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Hợp đồng được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng (không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung, trừ thời gian, địa điểm hợp đồng chuyển nhượng).

Ưu điểm, hạn chế

- Có giá trị pháp lý cao hơn:

  • Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;
  • Hợp đồng có giá trị chứng cứ;
  • Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh.

- Phí công chứng cao hơn.

- Chứng thực tại UBND cấp xã sẽ thuận lợi hơn cho người dân.

- Phí chứng thực ít (50.000 đồng/hợp đồng).

- Hợp đồng được chứng thực không có giá trị chứng cứ.

T.M

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.