Thực tế, lỗ tròn này có nhiều tác dụng như:
Phân tán lực, tránh hỏng hóc và tăng độ bền của dao
Xét về khía cạnh vật lý, các loại dao có thiết kế lỗ tròn để hấp thụ va chạm và giải phóng áp lực. Khi băm chặt thực phẩm với một lực mạnh, áp lực sẽ truyền khắp thân dao có thể gây ra rung, gãy. Lỗ trên đầu dao có tác dụng phân tán lực, tránh hỏng hóc và tăng độ bền của dao.
Giúp thực phẩm không dính trên thân dao
Những chiếc lỗ tròn trên thân dao sẽ hạn chế phần nào việc thực phẩm bám trên mặt dao. Khi thái, thịt sẽ tự động rơi xuống, do đó bạn không cần phải sử dụng tay để tách ra.
Dùng để treo lên tường
Lỗ tròn còn được dùng để treo dao lên cho ráo nước trước khi cất gọn gàng vào giá cắm dao hoặc ngăn tủ để đảm bảo vệ sinh. Với những gia đình không có hộp đựng đồ làm bếp chuyên dụng thì có thể treo dao lên vừa gọn gàng vừa sạch sẽ lại an toàn, giúp không gian bếp trở nên gọn gàng, ngăn nắp, đồng thời tiết kiệm diện tích cất giữ cho gia đình.
Lưu ý, khi treo dao, lưỡi dao phải hướng vào trong. Ngoài ra, cần treo dao xa tầm tay trẻ em. Việc treo dao lên móc hoặc giá đựng dao không chỉ làm khô nước trên dao mà còn giúp tiết kiệm không gian bếp.
Giúp loại bỏ đuôi ốc khi sơ chế
Với món ốc xào, trước khi chế biến cần phải chặt bỏ phần đuôi ốc. Quá trình này tốn nhiều thời gian và công sức. Chưa kể đến việc, trong nhà không có dụng cụ như kìm để chế biến ốc.
Lúc này, dao làm bếp sẽ phát huy tác dụng. Đầu tiên đặt dao lên thớt, đặt đuôi ốc vào lỗ tròn của dao rồi gõ vào mặt sau của một con dao làm bếp khác, đuôi ốc rất dễ bị văng ra. Chỉ vài phút, một đĩa ốc đã nhanh chóng được sơ chế, nhanh hơn nhiều so với cách làm truyền thống.
Tháo đinh
Đôi khi tháo một chiếc đinh ra khỏi tường phải tốn rất nhiều công sức. Lúc này chiếc dao làm bếp với phần lỗ tròn sẽ phát tác dụng.
Nên nhét chiếc đinh vào lỗ tròn trên dao, sau đó tác động lực lên dao theo chiều nghiêng, chiếc đinh sẽ dễ dàng được lấy ra.
Minh Hoa (t/h)