Công nghệ Blockchain hay bất kì công nghệ nào khác, nó luôn luôn có tính đào thải và buộc phải thay thế theo thời gian. Nói đến ưu điểm, chúng ta có thể thấy nền tảng Blockchain 1.0 (Data) và Blockchain 2.0 (Data + Smart Contract) đã được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hiện tại.
Rất nhiều quốc gia đã nhanh tay ứng dụng nó vào những nền kinh tế trọng điểm. Cụ thể như, tài chính thương mại, vận tải đường biển, ngân hàng, luật pháp… và ngay cả ngành nghề bán lẻ, tạp hoá. Bạn có thể tìm thấy mọi ứng dụng thực tế của Blockchain khi tìm kiếm nó trên Google.
Ấn tượng hơn, với nền tảng Blockchain 2.0 - công nghệ này đã giúp chúng ta thực thi được các hợp đồng thông minh mà không cần bên thứ 3 đứng ra xác minh (bảo chứng). Ví dụ cụ thể, với các hợp đồng truyền thống được xác lập bởi hai cá nhân, công ty hoặc tổ chức thì “con dấu" được xem là bên thứ 3. Và bên thứ 3 luôn được xem là đơn vị “bảo chứng về lòng tin" giúp cho các hoạt động từ dân sự đến tổ chức trở nên nhanh và trơn tru hơn khi thực thi công việc.
Nhược điểm của Blockchain 1.0 và 2.0
Đầu tiên, chúng ta phải xác nhận rằng, nền tảng Blockchain cũ (1.0 & 2.0) ngày càng đông đúc người dùng, tốc độ xử lý giao dịch của nó trở nên “rùa bò”. Trong khi đó, thế giới hiện nay vẫn chưa có phát minh mới giúp nền tảng 1.0 và 2.0 cải thiện được tốc độ hoặc nâng cấp chúng lên một tầm cao hơn
Ước tính, nền tảng Blockchain hiện tại chỉ có thể xử lý 5 - 7 giao dịch trên mỗi giây. Nếu xét về ngành nghề tài chính, đây là điều khó có thể chấp nhận được. Theo thống kê, VISA (Mỹ) sử dụng mạng dưới của IBM đã có thể làm tốt việc này hơn bất kì đối thủ nào trên thế giới, 20.000 giao dịch / giây.
Tiếp đến, vì khả năng bảo mật của nền tảng Blockchain cũ quá cao những điều này cũng khiến cho nhiều người dùng cảm thấy “khó chịu". Khi tham gia hoạt động vào chuỗi Blockchain nào đó, nếu như bạn vô tình quên mật khẩu, mong muốn được cấp lại thì việc này khó như "mò kim đáy bể". Bởi, cấu trúc của Blockchain là không có bên thứ 3 để xác minh mọi hành vi của người dùng.
Ngoài ra, tính bảo mật về cá nhân của người dùng cũng có thể bị truy xuất nếu bạn tham gia vào một Blockchain có định danh cụ thể. Thêm vào đó, chi phí khai thác một Blockchain mới để bổ sung mà mạng lưới Blockchain tổng thể rất tốn kém.
Quan trọng hơn hết, nền tảng Blockchain cũ có khả năng bị tấn công bởi chính người dùng khi tổng số người dùng trong cùng một mạng lưới liên kết lại với nhau tạo thành nhóm (tấn công quá bán). Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác,…
ArcBlock, nhân tố mới của Blockchain 3.0
Cấu trúc của nền tảng Blockchain 3.0 bao gồm: Data + Smart Contract + Cloud Node + Open Chain Access Protocol + Blocklet + Incentive For Self-evoltion,… Nói một cách dễ hiểu, nền tảng Blockchain 3.0 chính là công nghệ mới được nâng cấp từ chính phiên bản Blockchain cũ (1.0 + 2.0) và được bổ sung thêm hàng loạt tính năng mới.
Theo đó, công nghệ Blockchain 3.0 mới có khả năng vượt qua những “rào cản" của nền tảng cũ còn đang vướng mắc nhưng chưa có cách tháo gỡ. Hơn thế nữa, những tính năng mới trên Blockchain 3.0 sẽ giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng và có thể xây dựng một nền tảng Blockchain cho riêng mình tuỳ theo nhu cầu.
Các chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới về Blockchain hiện nay đang nhận định về nền tảng mới như sau: “ArcBlock (ABT) được sinh ra để hỗ trợ cho tất cả nền tảng Blockchain hiện tại chứ nó không phải là đối thủ cạnh tranh".
ABT là sự kết hợp toàn diện của hai nền tảng công nghệ lớn nhất hiện nay, Blockchain (Dữ liệu chuỗi khối) và Cloud Computing (Điện toán đám mây). Tương lai gần, Blockchain 3.0 sẽ là “nền tảng nguồn" cho mọi nền tảng Blockchain ở thời điểm hiện tại. Chính xác hơn, ArcBlock sẽ là nhân tố đại diện cho một nền tảng mới, đó chính là Blockchain 3.0”.
Blockchain 3.0 có tính năng gì đáng chú ý
Các tính năng nổi bật của Blockchain 3.0 bao gồm Data: Dữ liệu được mã hoá trên chuỗi khối tích hợp từ phiên bản Blockchain 1.0; Smart Contract: Tính năng hợp đồng thông minh tích hợp từ phiên bản Blockchain 2.0; Cloud Node: Các tập lệnh (nút bấm) thực thi trong nền tảng Điện toán đám mây với các đối tác như Amazon, Microsoft, Google và các nhà cung cấp dịch vụ có quy mô lớn hàng đầu thế giới khác,…
Ngoài ra còn có Open Chain Access Protocol: Giao thức truy cập qua mạng bằng hình thức chuỗi mở trên Blockchain do chính đội ngũ ArcBlock xây dựng; Blocklet: Kiến trúc mới về mạng máy tính khi hoạt động không cần có máy chủ để truy cập.
Mô hình Blocklet này giúp các máy tính của người dùng khi tham gia vào hệ thống Blockchain hoạt động có thể liên kết với nhau theo cấp độ “ngang hàng”. Không máy tính nào phụ thuộc máy tính nào, chúng có thể dễ dàng trao đổi dữ liệu với nhau, cùng nhau khai thác tài nguyên, ứng dụng và đóng góp dữ liệu vào mạng lưới Blockchain chung.
Với kiến trúc Blockchain 1.0 và 2.0 trước đây, mạng lưới Blockchain nói chung vẫn phụ thuộc vào máy chủ. Nếu máy chủ đột nhiên “chết" thì cả mạng lưới máy con sẽ “chết" theo. Đáng ngạc nhiên hơn, với tính năng mới - Blocklet, chủ mạng lưới Blockchain (phà phát hành) có thể dễ dàng thay đổi tất cả cấu trúc hoạt động của hệ thống sang một Blockchain khác khi có sự cố xảy ra. Ví dụ, Blockchain 3.0 của ArcBlock có thể di chuyển qua Blockchain của Google,…
Có thể nói, Blocklet là một trong những tính năng tuyệt vời nhất khi nói đến Blockchain hiện nay. Nó giúp cho tất cả người dùng có thể dễ dàng xử lý mọi vấn đề như: Quản lý tài nguyên - ứng dụng, Phát triển, Không bị phụ thuộc vào bất kì Blockchain nào, Dễ sử dụng, thậm chí có thể thay đổi sang một một nền tảng Blockchain mới khi có nhu cầu riêng.
Pub/Sub Gateway là phương thức hỗ trợ kết nối các giao thức phân tầng về mạng khác nhau, điển hình như WebSockets, DDP, HTTPS, MQTT. Theo đó, phần lớn các ứng dụng của người dùng khi hoạt động có thể chạy trên nhiều nền tảng (Laptop, PC, Mobile nói chung) và trình duyệt khác nhau. Tuỳ nhu cầu sử dụng, người dùng có thể mở rộng cổng Gateway theo từng mục đích.
Robert Mao - Founder kiêm CEO của ArcBlock đã phát biểu như sau: “Chúng tôi đang xây dựng nền tảng công nghệ Blockchain cho tương lai. ArcBlock - Blockchain 3.0 sẽ giúp bạn hiện thực hoá mọi vấn đề một cách dễ dàng”.
Được biết, dự án ArcBlock (Blockchain 3.0) được xây dựng từ năm 2017, bắt đầu đem vào khai thác ứng dụng vào cuối năm 2018 và trong năm 2019 sẽ chính thức công bố rộng rãi ra công chúng. Thời điểm hiện tại, dự án ArcBlock (Blockchain 3.0) đang tiến hành gọi vốn từ các nhà đầu tư trên 129 quốc gia thông qua hình thức ICO.