Công nhân Nam Phi khốn khổ vì "đòn thù" từ giới chủ

Công nhân Nam Phi khốn khổ vì "đòn thù" từ giới chủ

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

Cuộc sống của hàng ngàn công nhân mỏ vàng KDC East lại một lần nữa lâm vào đường cùng, khi họ đột ngột nhận quyết định sa thải.

Hơn 8.500 công nhân mỏ vàng KDC East thuộc công ty khai khoáng Gold Fields tại thành phố Johannesburg, Nam Phi tham gia cuộc biểu tình trước đây, vừa bị sa thải sau khi từ chối quay lại làm việc.

Tất cả đều rất bất bình và quyết định đình công thêm lần nữa, bởi họ vẫn không nhận được số tiền công như công ty này đã hứa trả cho họ trong thỏa thuận trước đó.

Chủ mỏ vàng KDC East đã quyết định sa thải toàn bộ số công nhân không chịu quay lại làm việc với lý do việc đình công ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đây là một cuộc đình công bất hợp pháp.

Tuần trước, công ty Gold Fields đã giải quyết các cuộc đình công tại hai hầm mỏ khác bằng cách ra tối hậu thư, yêu cầu công nhân trở lại làm việc. Gold Fields cũng cho biết, các cuộc đình công đã gây thiệt hại cho lợi tức của công ty ít nhất là 137 triệu USD. Sau đó, khoảng 11.000 công nhân tại mỏ KDC East cũng đã quay lại công ty này làm việc.

Bất động sản - Công nhân Nam Phi khốn khổ vì 'đòn thù' từ giới chủ

Công nhân mỏ vàng KDC biểu tình đòi tăng lương hồi tháng 9/2012

Nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công lần này là do công ty Gold Field đã không thực hiện thỏa thuận tăng lương cho công nhân, ép họ làm tăng giờ làm nhiều hơn trước.

Bởi vậy, hơn 8.000 công nhân khu mỏ đã đình công để có được điều kiện làm việc tốt hơn và nhận được mức lương xứng đáng, trang trải cuộc sống khó khăn của mình nhưng, không ngờ hành động này lại khiến họ mất việc. Cuộc sống của các công nhân mỏ tại Nam Phi hiện tại đang ở mức báo động.

Tiền công họ nhận được không đủ trang trải cho gia đình và mọi điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Có những gia đình quá khó khăn đến mức trẻ con cũng phải lao động, kiếm miếng ăn cùng cha mẹ.

Về phía công ty khai khoáng, bản thân công ty cũng gặp khó khăn trong kinh tế bởi các vụ đình công diễn ra liên tiếp, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, gây nhiều thiệt hại cho công ty.

Ông Sven Lunsche, chủ khu mỏ cho hay: "Tất cả 8.500 người trong cuộc biểu tình đã không quay lại làm việc. Vì vậy, chúng tôi buộc phải sa thải tất cả số người tham gia đình công này. Chúng tôi đang ở ngưỡng vượt quá sức chịu đựng. Bây giờ là lúc chúng tôi thực hiện điều cần làm". Bên cạnh đó, ông Lunsche cũng cho biết, công nhân mỏ có 24 giờ để phản đối lệnh sa thải này.

Ngày 18/10, Gold Fields đã sa thải 1.500 thợ đào vàng tại khu mỏ KDC West và hầu hết những người này sau đó đã gửi đơn phản đối quyết định sa thải họ, bởi quyết định này khiến họ trở nên bần cùng hơn bao giờ hết.

Trước tình hình rối ren này, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã kêu gọi công nhân trở lại làm việc và yêu cầu công ty trả lương theo đúng những gì đã hứa với họ.

Ngành khai thác mỏ của Nam Phi đang chịu ảnh hưởng lớn bởi làn sóng bất ổn gần đây, nhất là sau vụ việc 50 người chết tại một khu mỏ. Và việc sa thải tập thể thường được các chủ mỏ ở Nam Phi sử dụng như một phương thức thương thuyết cứng rắn đối với công nhân bãi công. Các cuộc đình công này đã làm tê liệt ngành sản xuất tạo ra 19% giá trị nền kinh tế Nam Phi, tăng thêm áp lực cho những người sử dụng lao động, Chính phủ và thậm chí cả các nghiệp đoàn công nhân.

Hồng Nhung (Theo BBC/Reuters)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.