Công ty Sông Đà báo lãi tăng bằng lần nhờ khoản thu tài chính đột biến

Công ty Sông Đà báo lãi tăng bằng lần nhờ khoản thu tài chính đột biến

Nguyễn Hồng Nhung

Nguyễn Hồng Nhung

Thứ 4, 01/02/2023 14:16

Năm 2022, dù hoạt động kinh doanh chính giậm chân tại chỗ nhưng Công ty Sông Đà vẫn báo lãi tăng vọt nhờ khoản thu từ thương vụ chuyển nhượng Công ty Sudico.

Tổng công ty Sông Đà – CTCP (HoSE: SJG) vừa công bố báo cáo tài chính cho thấy sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính có dấu hiệu đi xuống.

Cụ thể, quý IV/2022, SJG ghi nhận đạt 1.430 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 3,3% so với cùng kỳ nhờ doanh thu từ hoạt động xây dựng và bán vật tư, hàng hoá có sự tăng trưởng.

Trong quý, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ở mức 94 tỷ đồng, giảm sâu 67% so với cùng kỳ năm trước do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng khoản dự phòng phải thu khó đòi.

Luỹ kế năm 2022, SJG có doanh thu đạt 5.518 tỷ đồng và lợi nhuật sau thuế đạt 1.646 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và tăng 179% so với năm tài chính 2021.

Dù năm 2022, doanh thu từ hoạt động kinh doanh suy giảm nhưng doanh nghiệp xây dựng vẫn báo lãi tăng bằng lần nhờ khoản thu từ hoạt động tài chính, ghi nhật đạt 3.558 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ thu về hơn 227 tỷ đồng.

Dù không được thuyết minh trong báo cái tài chính, tuy nhiên vào đầu tháng 4/2022, Tổng công ty đã hoàn tất bán 41,7 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) cho CTCP Thương mại dịch vụ Đầu tư An Phát, thu về khoảng 4.258 tỷ đồng - đây có thể là nguyên nhân chính giúp công ty báo doanh thu tài chính tăng vọt so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nhờ khoản thu đột biến mà SJG đã thực hiện được gấp hơn 4,5 lần lợi nhuận theo kế hoạch năm đề ra trước đó.

Tổng tài sản của doanh nghiệp đến cuối quý IV/2022 ghi nhận ở mức 23.975 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Hàng tồn kho đạt 2.406 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng tài sản, chủ yếu nằm ở chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Khoản phải thu khách hàng giảm 6% so với đầu năm, ghi nhận hơn 3.886 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu khách hàng khác chiếm hơn 70%, đạt 2.741 tỷ đồng và các khoản phải thu từ nhóm công ty điện Xemakan chiếm hơn 27,7%, ghi nhận 1.077 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty có gần 2.128 tỷ đồng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, cao gấp 6,4 lần đầu năm.

Lượng tiền và các khoản tương đương tiền công ty nắm giữ ở thời điểm kết thúc ngày 30/6 là 724 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó có hơn 446 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi.

Về nợ phải trả, tính đến ngày 31/12/2022 doanh nghiệp đang có khoản nợ gần 15.000 tỷ đồng, chiếm 63% tổng tài sản. Trong đó, vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn ghi nhận ở mức hơn 8.009 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng đang chiếm hơn 80%.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.