Công việc kiếm 200.000 đồng/ngày nhưng mất thị lực sau 3 năm

Công việc kiếm 200.000 đồng/ngày nhưng mất thị lực sau 3 năm

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 19/08/2021 11:00

Tại "cổng địa ngục" Ethiopia, có một nghề khai thác khoáng sản được liệt vào sanh sách nghề khủng khiếp và nguy hại với sức khỏe.

Với một đất nước nghèo khó như châu Phi, những công việc lao động tay chân không hề xa lạ với người dân nơi đây. Họ sẵn sàng dành toàn bộ thời gian để đến các mỏ muối mà bỏ qua những nguy hại về sức khỏe.  

Khu vực Ethiopia của châu Phi có rất nhiều mỏ muối, do đó đông đảo người dân địa phương đều tham gia vào các ngành công nghiệp liên quan đến muối, trong đó chủ yếu là nghề khai thác muối.

Người dân thường đổi muối lấy thực phẩm, nước và những hàng hóa thiết yếu khác trong môi trường sống khắc nghiệt này.

Thế nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật ở nơi này chưa phát triển nên dù tài nguyên muối rất trù phú, người dân chỉ có thể khai thác muối theo cách thủ công với độ cao cao nhất nhưng không có hiệu suất. Thậm chí, tình trạng kéo dài còn khiến cơ thể bị nhiễm độc.

Đời sống - Công việc kiếm 200.000 đồng/ngày nhưng mất thị lực sau 3 năm

Mỏ muối lưu huỳnh ở Ethiopia với nhiệt độ trên dưới 60 độ C.

Sau khi khai thác muối, hầu như người lao động nào cũng bị bám đầy muối trên người, trong khi muối vốn có tính ăn mòn cao.

Người lao động ở đây gần như phải làm việc cả ngày từ sáng đến tối, cả năm không có ngày nghỉ và họ bắt đầu chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Để đề phòng ảnh hưởng từ muối lên cơ thể, người khai thác muối ở Ethiopia thường dùng miếng vải để bịt mũi, miệng khi khai thác muối, ngăn tối đa lượng muối hấp thu vào cơ thể. Thế nhưng, không tránh khỏi tình trạng muối xâm hại cơ thể.

Đặc biệt ở mỏ muối ở "cổng địa ngục" Danakil Depression. Đây là vùng đất có nhiều núi lửa hoạt động. Bởi vậy, đây cũng là khu vực có lượng lưu huỳnh lớn nhất trong nhiều thế kỷ qua. Nhiệt độ ở "cổng địa ngục" Danakil Depression rất cao, thường từ 50 đến 60 độ C, kể cả vào buổi sáng.

Đời sống - Công việc kiếm 200.000 đồng/ngày nhưng mất thị lực sau 3 năm (Hình 2).

Một người dân bên cạnh khối muối được đào thủ công. 

Để khai thác muối, họ thường sử dụng công cụ thô sơ để lấy những tảng muối chất trên lưng lạc đà và đem bán. Trong môi trường khắc nghiệt như vậy, khoan nói đến việc con người nhiễm độc muối và mất thị lực trong 3 năm, việc hít phải khí lưu huỳnh.

Mặc dù dioxide lưu huỳnh là khá an toàn để sử dụng như là phụ gia thực phẩm với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao nó phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit sunfuro.

Sulfua hydro là chất độc mạnh gấp nhiều lần so với xyanua. Mặc dù ban đầu nó có mùi, nhưng nó nhanh chóng làm mất cảm giác mùi. Vì thế các nạn nhân có thể không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn.

Công việc nguy hiểm là vậy nhưng những người khai thác muối ở Ethiopia chỉ khoảng 10 USD/ngày (222.808 VND). Quả thực, số tiền này cũng giúp người lao động nghèo ở nước này đủ ăn, đủ mặc, nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu có đáng đánh đổi sức khỏe vì nghề này hay không?

Min (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.