Một cuộc khảo sát của chuyên gia nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research cho thấy 23% trong số hơn 2.800 công ty Nhật Bản nói rằng việc kinh doanh của họ đã bị ảnh hưởng do virus corona.
Những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất chủ yếu là du lịch do du khách hủy hoặc hoãn các chuyến du lịch, đặt phòng.
Dich Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế Nhật Bản đến mức Sanrio Entertainment, công ty sở hữu nhân vật Hello Kitty nổi tiếng, tuyên bố sẽ đóng cửa Sanrio Puroland, công viên giải trí nổi tiếng ở Tokyo cho đến 12/3.
Công ty đã quyết định ngừng hoạt động 3 tuần vì lo ngại nguy cơ lây lan virus Vũ Hán giữa khách hàng và nhân viên.
"Để bảo vệ sự an toàn của nhân viên và khách hàng trong bối cảnh lây lan của dịch Covid-19, chúng tôi đã quyết định tạm thời đóng cửa công viên chủ đề, để tránh tập trung đông người", đại diện của Sanrio cho biết.
Trước đó, tập đoàn Sanrio đã thực hiện các biện pháp như hạn chế các show diễn trực tiếp và cho phép nhân viên đeo khẩu trang.
Công ty thực phẩm Ishiya, nổi tiếng với dòng bánh quy Shiroi Koibito cũng tuyên bố đình chỉ sản xuất tại 2 nhà máy trong 30 ngày.
Để vớt vát doanh thu, Ishiya sẽ cung cấp các tour du lịch miễn phí tại các dây chuyền sản xuất của Shiroi Koibito trong thời gian dừng chân. Các tour du lịch này thường có giá khoảng 600 yên ($ 5,30) cho người lớn.
Trong khi đó, nhà sản xuất bia Sapporo Holdings đã quyết định cho công ty con của mình là Sapporo Beer tạm dừng các tour dtham quan tại 3 nhà máy bia của mình cho đến khi có thông báo mới.
Công ty cũng sẽ đóng cửa Bảo tàng Bia Sapporo trên đảo phía bắc Hokkaido "do nguy cơ nhiễm virus corona lan rộng tại Nhật Bản".
Số ca nhiễm nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt tại Nhật Bản những ngày gần đây, lên tới 94 trường hợp, không bao gồm 634 hành khách có kết quả dương tính với coronavirus và đã được cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess ở Yokohama.
Vào 21/2, có thêm 23 trường hợp được xác nhận, bao gồm 2 ca nhiễm trùng của nhân viên chính phủ.
Video Kinh tế toàn cầu 2020 và "bóng ma" Covid 19
Trong khi đó, tại Mỹ, trong phiên điều trần tại quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinhAlex Azar cho biết Mỹ cần một kho dự trữ khoảng 300 triệu khẩu trang N95 cho nhân viên y tế.
Hiện Mỹ chỉ có sẵn 150 triệu khẩu trang N95, theo ông Azar. Ngoài ra, giới chức Mỹ bày tỏ mối lo ngại trước nguy cơ thiếu dược phẩm do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, theo Reuters.
Tin tức về tình hình lan rộng của Covid-19 trên truyền hình và mạng xã hội đã khiến các hộ gia đình Mỹ ồ ạt mua nhu yếu phẩm, một hiện tượng từng xảy ra cách đây không lâu ở Nhật Bản.
Tuần trước, Hội Chữ thập đỏ Mỹ đã đưa ra cách "chuẩn bị trong trường hợp mức độ rủi ro của Covid-19 gia tăng ở Mỹ". Cơ quan này khuyến nghị dự trữ thực phẩm, nước uống, đồ dùng gia đình và thuốc men để người dân không bị bị động nếu bị cách ly tại nhà.
Do lượng người mua sắm tăng đột biến, cổ phiếu của Costco đã tăng 9,96% trong phiên giao dịch ngày 2/3. Nhiều siêu thị ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng cạn kiệt một số sản phẩm.
Tại New York, người tiêu dùng đã "quét sạch" các kệ đồ ăn khô của Whole Foods Market tại Columbus Circle. Các loại nước đóng chai cũng cháy hàng tại cửa hàng này.
Stephanie Chan, một người mua sắm cho biết: "Điều này giống như đột kích vậy. Tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng như thế này trước đây".
Cồn sát trùng, giấy vệ sinh, nước rửa tay và các loại thuốc trị cảm lạnh và cúm không cần kê đơn gần như đã được bán hết tại cùng một cửa hàng Duane Reade.
Hiếu Nguyễn (Tổng hợp)