Tắc nghẽn kinh mạch phổi
3-5h là thời điểm kinh tuyến phổi hoạt động. Sau khi gan được làm sạch, máu tươi mới sẽ được đưa lên phổi, từ phổi phân phối khắp cơ thể. Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào khung giờ này, có thể khí huyết lưu thông qua phổi kém hoặc không đủ.
Biểu hiện thường thấy của điều này là người bệnh hay ho, nóng ran, đổ mồ hôi trộm về đêm, tay chân lạnh, khó thở…
Biết cách dưỡng phổi và đả thông kinh mạch phổi rất quan trọng. Bạn có thể thực hiện bài tập như sau: Cẳng tay giơ ngang tự nhiên, gập duỗi khớp khuỷu tay 90 độ, lòng bàn tay hướng lên trên và bàn tay còn lại nắm chặt dọc theo bề mặt lòng bàn tay. Từ khuỷu tay đến cổ tay, gõ mạnh vào cạnh bên của ngón tay út khoảng 5 lần, tập trung ấn và xoa trong 3 phút tại nơi cảm nhận rõ các điểm đau để làm thông suốt kinh mạch phổi.
Bệnh thận
Tiểu đêm nhiều lần chính là một triệu chứng của bệnh thận, đồng thời nó cũng gây ra chứng mất ngủ. Nếu ngày nào bạn cũng thức dậy một cách tự nhiên từ 3h đến 4h sáng kèm triệu chứng phù mí mắt, hãy cẩn thận với bệnh thận.
Trầm cảm
Những người bị trầm cảm thường tự nhiên thức dậy lúc 3 hoặc 4h sáng do căng thẳng mãn tính kích thích não bộ và sau đó khó trở lại giấc ngủ. Bạn cần đi khám và điều trị triệu chứng căng thẳng càng sớm càng tốt.
Bệnh tim
Khi ngủ sâu, cơ thể sẽ dần dần thư giãn, lưu lượng máu chậm lại và thậm chí nguồn cung cấp máu của tim không đủ.
Nhiều người có thể ngủ đến 3, 4h sáng rồi chợt tỉnh dậy vì đau ngực, tức ngực, tim đập nhanh… Nhiều người cảm thấy như có một hòn đá lớn đè lên ngực, buộc phải tỉnh giấc.
Xuất hiện các triệu chứng này đều cho thấy người này có thể mắc bệnh tim và tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
Suy nhược thần kinh não
Suy nhược thần kinh não là một loại bệnh suy nhược thần kinh. Sự xuất hiện của rối loạn này có thể liên quan đến việc sử dụng não quá mức. Nếu bị suy nhược thần kinh não, người bệnh cũng thường xuyên thức dậy vào lúc 3-4h sáng.
Nguyên nhân là do não bộ vẫn hoạt động khi ngủ vào ban đêm, vì vậy nên chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học.
Lão hóa
Khi già đi, chu kì giấc ngủ thay đổi hoặc các loại thuốc đang sử dụng làm thay đổi thói quen ngủ của một người từ đó dễ dàng phát triển các tình trạng liên quan tới giấc ngủ, chẳng hạn như tỉnh ngủ vào 3h sáng,...
Hơn nữa, khi già đi, chất lượng giấc ngủ cũng giảm đi do thời gian cho giấc ngủ sâu giảm. Do vậy, cơ thể cũng dễ dàng bị đánh thức bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn hay ánh sáng. Thời gian ngủ thức cũng thay đổi theo tuổi tác, người lớn tuổi thường đi ngủ và thức dậy sớm hơn so với người khác.
Làm gì khi thường xuyên bị tỉnh giấc?
Đừng kiểm tra đồng hồ
"Việc kiểm tra thời gian chỉ khiến bạn thêm lo lắng khiến bạn bị "đưa ra ngoài" giấc ngủ. Não bạn sẽ trở nên tỉnh táo và hoạt động trở lại như lúc bạn đang làm việc.
Ngồi im một chỗ
Sau khi bị tỉnh giấc và không ngủ lại được, hãy ra khỏi giường. Tìm một chiếc ghế thoải mái và ngồi im ở đó tập thư giãn đầu óc bằng cách nghe một bản nhạc chẳng hạn. Khi cảm thấy bắt đầu buồn ngủ, hãy trở lại giường, lúc này cơ thể bạn đã sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.
Ở yên trong bóng tối
Đừng bao giờ bật điện thoại, tivi hay bật đèn sáng khi bạn vừa bị tỉnh dậy giữa đêm. Tất cả ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử làm ức chế hormone melatonin thư giãn và ngủ.
Chà đôi tai bạn
Hãy thử làm điều này để kích thích huyệt ngủ nằm ở tai. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ chà xát đỉnh tai, nơi có một lỗ lõm gần khuôn mặt.
Để cải thiện giấc ngủ, bạn cần tạo một không gian thoải mái, mặc quần áo thoáng mát khi ngủ. Bạn có thể tập một số động tác như hít thở sâu hoặc ngâm chân nước ấm, giúp thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho giấc ngủ của mình như bột yến mạch, chuối, khoai lang tím, táo đỏ, sữa.
Minh Hoa (t/h)