Cụ bà 73 tuổi có hàng nghìn viên sỏi trong túi mật

Cụ bà 73 tuổi có hàng nghìn viên sỏi trong túi mật

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 6, 23/06/2023 15:00

Sau phẫu thuật, kết quả khiến tất cả ngỡ ngàng, hàng nghìn viên sỏi nhỏ chứa trong một túi mật có kích thước chưa bằng một quả trứng ngỗng.

Phát hiện hàng ngàn viên sỏi mật nhỏ nằm trong túi mật cụ bà 73 tuổi

Mới đây, một bệnh nhân nữ 73 tuổi có triệu chứng đau quặn vùng bụng trong thời gian dài, đã đến khám tại Bệnh viện đa khoa Xanh pôn.

BS.Trần Kiên Quyết, Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa đã tiến hành thăm khám. Sau quá trình hỏi bệnh và thăm khám, làm các chỉ định cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán sỏi túi mật gây viêm và có chỉ định phẫu thuật sớm.

Sau phẫu thuật, kết quả khiến tất cả ngỡ ngàng, hàng nghìn viên sỏi nhỏ chứa trong một túi mật có kích thước chưa bằng một quả trứng ngỗng.

Sức khỏe - Cụ bà 73 tuổi có hàng nghìn viên sỏi trong túi mật

Hình ảnh sỏi mật lấy ra từ cơ thể bệnh nhân Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống.

Bệnh sỏi túi mật thường có các triệu chứng như đột ngột xuất hiện cơn đau

Cần lưu ý, khi có các triệu chứng đột ngột xuất hiện cơn đau ở phía mạn sườn bên phải, ngay dưới vùng xương sườn, ở vai phải hoặc giữa 2 bả vai kèm theo:

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao trên 38 độ, rét run.

- Đổ mồ hôi, bồn chồn.

- Cơ thể mỏi mệt.

Các bác sĩ khuyên, ngay khi nhận biết những dấu hiệu trên, người bệnh cần được khám chuyên khoa tiêu hóa để chủ động điều trị sớm, trước khi dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Khi không điều trị kịp thời, bệnh nhân đau đớn kéo dài, có thể bị viêm mủ đường mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong.

Bác sĩ chỉ ra những chứng có thể gặp phải khi bị sỏi mật

Người bệnh bị sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như: Áp xe đường mật, nhiễm trùng đường mật, viêm tuỵ cấp, viêm túi mật cấp, sốt, vàng da và đau bụng tăng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong (đặc biệt ở người cao tuổi và người có bệnh lý nền) như sốc nhiễm trùng, viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật...

Theo các chuyên gia, sỏi mật khi có biến chứng sẽ điều trị phức tạp hơn, nhiều nguy cơ tai biến, thời gian nằm viện lâu, chi phí điều trị lớn. Những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lý kèm theo, bị sỏi mật biến chứng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong…

Chính vì vậy, khi phát hiện ra bệnh nên tham vấn ý kiến các bác sĩ chuyên khoa ở những cơ sở y tế có uy tín, tuân thủ chỉ định chuyên môn, không nên tự ý điều trị, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Cách phòng ngừa bị sỏi mật 

Sỏi túi mật là bệnh diễn tiến âm thầm với những dấu hiệu không điển hình nên người bệnh ít quan tâm và chỉ phát hiện qua siêu âm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng và để phòng ngừa sỏi túi mật cần:

Đi khám sức khỏe định kỳ.

Thực hiện tẩy giun định kỳ để tránh nhiễm trùng và ký sinh trùng đường tiêu hóa.

Sinh hoạt lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều.

Kết hợp chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, giảm mỡ, chất béo, tăng lượng rau, quả tươi giàu Vitamin B, C để tăng chuyển hóa chất béo và tinh bột.

Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh.

Trúc Chi (theo Sức khỏe & Đời sống, Phụ Nữ Việt Nam)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.