Cứ đình công là hình sự hóa chủ doanh nghiệp, ai dám làm?

Cứ đình công là hình sự hóa chủ doanh nghiệp, ai dám làm?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 4, 24/05/2017 11:41

Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu chúng ta quy định cứ đình công là chúng ta hình sự hóa chủ doanh nghiệp, sẽ không ai dám làm chủ doanh nghiệp.

Xã hội - Cứ đình công là hình sự hóa chủ doanh nghiệp, ai dám làm?

ĐB Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình phát biểu thảo luận tại hội trường. 

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, đoàn Thanh Hóa nêu quan điểm: “Ở Điều 162, Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật. Ở khoản 1, Chính phủ không sửa nhưng Ủy ban Tư pháp sửa về mặt kỹ thuật. Cụ thể khoản 1 ghi: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi làm cho người bị thôi việc, sa thải làm cho gia đình họ lâm vào cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, Ủy ban Tư pháp có chỉnh lại kỹ thuật ở đây là “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi làm cho người bị thôi việc, sa thải làm cho gia đình lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công” thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm. Chúng ta hình sự hóa quan hệ cá nhân mà nếu tổ chức, cá nhân gây hậu quả cho người lao động, người bị sa thải làm cho gia đình họ rơi vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thì phù hợp. Nhưng chúng ta hình sự hóa quan hệ tập thể vào đây là không đồng bộ, phù hợp.

Trong khí đó, bộ luật Lao động, Điều 209 về đình công có nói, đình công là sự tạm thời, tự nguyện, có tập thể, tổ chức nhằm đạt yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là quan hệ tập thể. Việc đình công chỉ được tiến hành với các tranh chấp lao động về lợi ích và phải qua thủ tục giải quyết tranh chấp lao động rồi mới đến đình công. Nếu như quy định trong dự thảo tới tay đại biểu thì chúng ta đang khuyến khích cho đình công.

Hiện nay, hàng năm chúng ta có hàng nghìn cuộc đình công nhưng không có cuộc đình công nào diễn ra đúng luật. Nếu chúng ta quy định cứ đình công là chúng ta hình sự hóa chủ doanh nghiệp. Như vậy là nguy hiểm quá. Tôi cũng không dám làm chủ doanh nghiệp.

Quy định như vậy cũng không đảm bảo công bằng trong quan hệ lao động. Chúng ta quy định như vậy quá bảo vệ cho người lao động. Ai tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Đình công là hành động cuối cùng của người lao động để đấu tranh đòi quyền lợi. Hiện nay không có cuộc đình công nào riêng về lợi ích cả mà là cả quyền và lợi ích kết hợp. Tôi thấy chúng ta quy định như này rất khó khăn cho chủ doanh nghiệp, không đảm bảo công bằng trong quan hệ lao động. Trong khi đó, chúng ta đang muốn xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Quy định như trên rõ ràng gây ách tắc cho người lao động. Tôi xin đề nghị bỏ cụm từ “hoặc dẫn đến đình công”. Đình công phải được tòa án xem xét tính phù hợp của đình công và sẽ được xử lý vi phạm nếu có”.

Đồng quan điểm với ý kiến của Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng: “Không chỉ ở doanh nghiệp mà ở cơ quan Nhà nước cũng có thể xảy ra tình trạng  này. Tôi cũng gặp một trường hợp viên chức đến kiến nghị với tôi. Một cá nhân vi phạm kỷ luật đúng ra là phải đuổi việc nhưng có thai, sau đó nuôi con dưới 12 tháng. Sau thời gian quy định, người này bị sa thải. Nhưng viên chức đó đẻ con thứ 2, đẻ con thứ 3, đẻ con thứ 4. Sau 9, 10 năm, họ quay lại kiện. Cuối cùng như vậy là tập thể sai. Chính vì thế tôi cho rằng phải cân nhắc kỹ việc quy định về việc sa thải người lao động trong bộ Luật này”.

Đỗ Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.