Cử nhân kinh tế chạy xe ôm, lương 5 triệu/tháng

Cử nhân kinh tế chạy xe ôm, lương 5 triệu/tháng

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà

Thứ 3, 22/08/2017 10:20

Theo Bloomberg, chương trình đại học tại Việt Nam còn nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức thực tế và kỹ năng thiết thực phục vụ công việc sau này.

Cử nhân, kỹ sư có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất

Anh Nguyễn Văn Đức có bằng cử nhân kinh tế của một trường đại học có tiếng ở Việt Nam từ hai năm trước. Hiện anh kiếm được khoảng 250 USD mỗi tháng (khoảng 5 triệu đồng) nhờ chạy xe ôm tại Hà Nội - một công việc tay chân không yêu cầu bằng cấp.

Tiêu dùng & Dư luận - Cử nhân kinh tế chạy xe ôm, lương 5 triệu/tháng

Nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp lựa chọn công việc chạy xe ôm làm nghề kiếm cơm qua ngày.

Nhà có 3 anh em, cha mẹ anh đã phải làm hai công việc cùng lúc để Đức có cơ hội học đại học và cuối cùng trở thành một trong hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp nhưng không được làm việc đúng chuyên ngành. Mặc dù theo công bố, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam chỉ ở con số 2,3%.

Theo Bloomberg, sinh viên Việt Nam thường mất hai năm đầu tiên cho các môn cơ bản, mang nặng tính lý thuyết mà không phục vụ nhiều cho công việc sau này. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Doanh nghiệp thường không muốn trả lương cao cho người có bằng cấp mà không có các kỹ năng tương xứng”.

Qua khảo sát, những sinh viên tốt nghiệp đại học lại có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lớp lao động trẻ với tỷ lệ lên đến 17%.

Tiêu dùng & Dư luận - Cử nhân kinh tế chạy xe ôm, lương 5 triệu/tháng (Hình 2).

Sinh viên tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lao động trẻ Việt Nam. Nguồn: Bloomberg.

Chất lượng lao động thấp, chi phí nhân công rẻ có thể ảnh hưởng đến quyết tâm của Chính phủ về mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 4.000 USD/người/năm - gần gấp đôi so với hiện nay.

Ông Scott Rozelle, nhà kinh tế học tại trường Đại học Stanford nhận định: “Những ‘con rồng châu Á’ như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đều tập trung phát triển hệ thống trường đại học chất lượng cao trước khi phát triển kinh tế. Ngược lại, kinh tế các nước Argentina, Brazil hay Mexico đã dần chững lại sau khi đạt được mức thu nhập trung bình, một phần nguyên nhân do sự đầu tư không đầy đủ cho giáo dục”.

Ông Nguyễn Xuân Thành, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại đại học Harvard chia sẻ: “Các công ty tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thích tuyển dụng những công nhân lành nghề hơn là những nhà quản lý, kỹ sư. Mong muốn của các gia đình Việt hiện nay về một nền giáo dục trình độ giáo dục tốt hơn cũng gây áp lực lên các bộ, ngành”.

Nhiều gia đình hiện nay muốn gửi con cái họ đi du học để cải thiện năng lực làm việc. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản tăng gấp 12 lần chỉ trong 6 năm qua. Tính đến tháng 5/2016, con số này đạt khoảng 54.000 người.

Đào tạo kiểu công nghiệp

GS Nguyễn Minh Thuyết  - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông thừa nhận: “Chính phủ đang cố gắng nâng cao chất lượng đào tại tại các trường đại học và cao đẳng nhưng tiến độ còn rất chậm”.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng không tương xứng với sự phát triển của hệ thống đại học.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã tăng số lượng trường cao đẳng và đại học lên con số 450, dự kiến có khoảng 560.000 sinh viên đại học vào năm 2020 – tăng khoảng 8% trong 10 năm.

Cũng trong giai đoạn này, kinh tế  Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo có tốc độ tăng trưởng 6% cho đến vào năm 2019.

Năng suất lao động thấp cũng là một vấn đề đáng quan ngại đối với nền kinh tế Việt Nam, khi chỉ bằng 1/26 Singapore, 1/6,5 Malaysia và thấp hơn nhiều Thái Lan, Philippines.

Tuy vậy, vẫn còn những điểm sáng. Một số doanh nghiệp tư nhân đang phát triển các chương trình giáo dục như tập đoàn công nghệ FPT với khoảng 20.000 sinh viên cao đẳng, đại học trên toàn quốc, tập đoàn Intel cũng đã cam kết chi khoảng 22 triệu USD cho một số chương trình phát triển nhân lực.

Ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, những người mắc kẹt trong hệ thống giáo dục nhà nước có thể "lãng phí lớn về thời gian và tiền bạc".

"Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng quan trọng như làm việc theo nhóm và kỹ năng tổ chức để làm việc trong các công ty", ông nói. “Điều đó cũng góp phần kéo lùi nền kinh tế”.

Hiểu Minh (theo Bloomberg)

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.