"Cụ" rùa Hồ Gươm từ xa xưa đã trở thành một biểu tượng hòa bình, niềm tự hào của người dân Thủ đô nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, thế nhưng ít ai biết được "Cụ" rùa Hồ Gươm là rùa gì và thuộc loại nào?
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, GS. TS. Mai Đình Yên, nhà khoa học về những loài động vật cho biết: “Rùa ở Hồ Gươm là tên gọi của một loài động vật. Loài rùa này rất quý hiếm. Hiện nay, theo quan điểm chung của các nhà khoa học, trên thế giới chỉ còn lại 4 cá thể, ở Việt Nam có 2 cá thể (một cá thể sống ở Hồ Gươm và một các thể sống đang sống ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Rùa Hồ Gươm còn được gọi là "Cụ rùa" là con rùa sống tại Hồ Gươm”.
Cụ rùa ở Hồ Gươm một lần bơi lên mặt mồ
Theo nghiên cứu của GS. Lê Trần Bình và GS. Hà Đình Đức thì cá thể rùa đang sống ở Hồ Gươm khác với 3 cá thể còn lại, nên rùa Hồ Gươm chỉ có duy nhất ở Việt Nam còn các nước khác không có. Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới với danh pháp khoa học là Rafetus vietnamensis (đồng nghĩa: Rafetus leloii, rùa Lê Lợi [4]), thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã có những tranh luận về sự phân loại này và theo một số chuyên gia quốc tế có uy tín, Rùa Hồ Gươm thuộc loài Rafetus swinhoei (rùa mai mềm Thượng Hải), và tại thời điểm năm 2010, chỉ còn 4 cá thể còn sống. Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Cụ rùa Hồ Gươm lúc còn khỏe
GS. TS. Mai Đình Yên chia sẻ: “Rùa ở Hồ Gươm thuộc bộ rùa. Bộ rùa ở Việt Nam có khoảng 40 loài, loài sống trên cạn thì có mai cứng,