Vậy tại sao Trung Quốc vẫn cố tình làm? Họ đã toan tính những gì? Trung Quốc mất gì khi đẩy cục diện Biển Đông thay đổi như hiện nay? Dưới đây là nội dung trả lời của Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ xung quanh những câu hỏi này.
Tàu Trung Quốc ngang ngược phun vòi rồng và đâm va vào tàu CSB 2016 của Việt Nam
Trước hết phải trả lời câu hỏi, Trung Quốc được cái gì, mất cái gì từ chiêu bài biến bãi cạn thành đảo nổi nhân tạo. Theo TS Trần Công Trục, trên những phương diện khác nhau nó có những cái được cái mất khác nhau chứ không thể nói một cách chung chung được. Họ đã tính toán kỹ tham vọng của họ.
Đầu tiên, phải nhìn vào sự thật, hiện nay, Trung Quốc đã và đang vấp phải rất nhiều sự phản đối nhưng chưa đến mức để bị hao tổn. Nhưng họ đã từng bước thực hiện được một phần ý đồ của họ. Họ đã lộ rõ hơn sự hiện diện cho cái gọi là “chủ quyền đối với Tam Sa” mà trước đây họ chưa hề có mặt. Hay nói cách khác, họ đã thêm một lần nữa xâm phạm chủ quyền Trường Sa của Việt Nam.
Thứ 2, họ xây dựng từ các bãi cạn trở thành những đảo rất lớn, biến những đảo nhân tạo đó thành nơi có thể, họ cố chứng minh họ có quyền được mở rộng các vùng biển để chứng minh cho yêu sách của họ, hợp thức hóa những yêu sách vô lí của họ.
Với những vị trí mà hiện nay so với những việc mà họ phải đầu tư đóng các tàu sân bay thì việc làm này họ có lợi nhiều về mặt chiến lược về mặt quân sự. Về các hoạt động khống chế toàn bộ đường hàng hải, hàng không với vị trí này thì họ có khả năng nhiều hơn so với các vị trí họ đã làm trước đây. Đó cũng là cái mà họ ngang ngược có được. Và cũng là cái mà chúng ta cần phải lưu ý để tiếp tục đấu tranh.
Hình ảnh Trung Quốc bất chấp luật pháp và dư luận quốc t