Cục trưởng Chống tham nhũng ứng xử thế nào khi được biếu quà Tết?

Cục trưởng Chống tham nhũng ứng xử thế nào khi được biếu quà Tết?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 6, 30/12/2016 14:13

“Mình không cử họ đi nước ngoài mà họ tặng mình chai rượu Tây có giá trị lớn thì chắc chắn họ đi mua. Với ai tôi không biết nhưng tôi chắc chắn không nhận”, Cục trưởng cục Chống tham nhũng nói.

Gần Tết, câu chuyện về biến tướng biếu, nhận quà Tết thực chất là hối lộ, tham ô được dư luận đặc biệt quan tâm. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) xung quanh vấn đề này. Đặc biệt, Cục trưởng Phạm Trọng Đạt cũng có những chia sẻ thẳng thắn về tình huống nếu cá nhân ông được cấp dưới biếu quà giá trị.

Xã hội - Cục trưởng Chống tham nhũng ứng xử thế nào khi được biếu quà Tết?

 Cục trưởng Phạm Trọng Đạt đọc đơn thư của người dân gửi đến. Ảnh: Đỗ Thơm

Chúng ta nói về việc xử lý việc nhận, biếu quà Tết sai quy định. Vậy cụ thể biếu quà Tết như nào là sai quy định?

Đó là quà vượt quá mức quy định của pháp luật. Theo quyết định 64 thì quà đó có giá trị không quá 500.000 đồng. Thứ hai - cái quan trọng nhất là dùng tiền ngân sách, của tập thể để đi tặng, biếu xén với động cơ không được trong sáng vì lợi ích nhóm, tư lợi cá nhân. Dù đó là 100.000 đồng cũng là vi phạm.

Như ông nói việc biếu quà Tết thực chất là biến tướng của hối lộ, tham ô và có thể nó sẽ được ngụy trang, đi vào hoạt động bí mật. Vậy làm sao người dân có thể giám sát được?

Tôi nghĩ băn khoăn đó của người dân là đúng thôi. Thực tế chúng ta làm quyết liệt như vậy nhưng vẫn xảy ra vì nó lẫn lộn, biến tướng, lợi dụng giữa phong tục cổ truyền, nhân văn với hối lộ.

Thực tế là có nhưng không phải xác định ngay được. Muốn thực hiện hiệu quả, sự giám sát của các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, hội Cựu chiến binh… đều quan trọng. Nhưng theo tôi muốn làm tốt việc này thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Vậy nếu cán bộ cấp dưới tặng quà Tết ông, ông xử lý ra sao?

Ban Bí thư, Thủ tướng có chỉ thị rồi. Chính phủ có quyết định 64 từ năm 2007 về vấn đề nhận quà, tặng quà rồi.

Nếu đó là vật kỷ niệm, giá trị nhỏ không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân hay Nhà nước thì khác. Còn vấn đề chúng ta đang nói vi phạm là tặng quà không đúng quy định pháp luật nghĩa là dùng ngân sách Nhà nước thì 1.000 đồng cũng không được.

Với cá nhân, nếu không quan hệ thân thiết gì thì mà biếu, cho nhau hàng trăm triệu, chục triệu là có vấn đề thật. Làm gì ra số tiền đó?

Tôi là Cục trưởng, cấp dưới của tôi mà gia đình có trồng đào cho tôi cành đào, cây quất trị giá không lớn, thậm chí về quê lên cho 10kg gạo, một vài cái bánh trưng thể hiện tình cảm thì không gọi là quà bất hợp pháp. Tình cảm đó là vô cùng đáng quý đáng trân trọng. Bất cứ ai cũng nhận, tại sao lại không nhận!

Nhưng mà liên quan đến tiền Nhà nước, tập thể phục vụ lợi ích nhóm nào đó thì dứt khoát cái đó phải xử lý nghiêm.

Vậy nếu cán bộ cấp dưới biếu ông chai rượu Tây, cây đào trị giá cả chục triệu đồng. Anh sẽ làm gì?

Mình thừa biết cán bộ, nhân viên cấp dưới kinh tế thế nào. Bản thân họ lương ra sao. Mình không cử họ đi nước ngoài bao giờ mà họ tặng mình chai rượu Tây có giá trị lớn thì chắc chắn họ đi mua. Họ lấy tiền đâu mua. Với ai tôi không biết nhưng tôi chắc chắn không nhận.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Đỗ Thơm (thực hiện)

Nội dung toàn bộ cuộc PV, mời độc giả đón đọc trên báo Đời Sống và Pháp Luật tháng số 1. 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.