Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào là chuẩn nhất?

Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào là chuẩn nhất?

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 4, 18/01/2017 09:50

Cúng ông Công ông Táo như thế nào và cúng ông Công ông Táo vào ngày ngày, giờ nào là chuẩn nhất?

Sự tích ông Công ông Táo cũng được coi là một nét đẹp trong phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp các gia đình lại sắm sửa những lễ vật cúng ông Công ông Táo về chầu trời.

Gia đình - Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào là chuẩn nhất?

Ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng ông Công ông Táo về chầu trời (Ảnh minh họa).

Nếu như ngày xưa, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do bận rộn nhiều công việc mà mỗi gia đình tự lựa chọn cách cúng Táo Quân khác nhau.

Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cho biết việc cúng ông Công ông Táo cũng cần tuân thủ theo giờ và ngày nhất định.

“Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp, cần được tiến hành từ 11 giờ – 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Tuy nhiên, hiện nay do ngày 23 tháng Chạp có khi vào đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 23 tháng Chạp” ông Mai Văn Sinh cho biết.

Gia đình - Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào là chuẩn nhất? (Hình 2).

Nên cúng ông Công ông Táo từ 7h sáng đến 21h tối ngày 23 tháng Chạp (Ảnh minh họa).

Chia sẻ thêm về địa điểm cúng ông Công ông Táo, vị chuyên gia phong thủy này cho hay nếu có ban thờ Táo Quân (thường đặt ở gần bếp) thì làm lễ thắp hương ở ban thờ này. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình chủ yếu vẫn thắp hương ở ban thờ thần linh và gia tiên chứ không cúng lễ ở bếp, bởi họ quan niệm ban thờ chính là sợi dây kết nối  giữa hai thế giới trần thế và thần linh.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, thắp hai tuần hương rồi lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao hồ, sông, suối...

Ngoài ra, vị chuyên gia này nhấn mạnh việc cúng ông Công ông Táo không cần quá bày biện, cầu kỳ và chi tiêu tốn kém. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ.

Được biết, phong tục của mỗi địa phương khác nhau nên nghi thức cúng ông Táo cũng có phần khác nhau.

Thanh Lam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.