Cuộc chiến vì những điều hoang đường
Thập niên 60, gã khổng lồ Liên Xô liên tục khiến thế giới và các cường quốc phải hoảng hốt và kính phục. Trong cuộc chạy đua song mã với nhà Trắng vào mặt trăng, Liên Xô đã ghi điểm tuyệt đối. Và ngay sau khi cuộc đối đầu ngầm về công nghệ, khoa học vũ trụ vừa ngả ngũ, Liên Xô lại khiến Hoa Kỳ như ngồi trên đống lửa khi liên tiếp gặt hái những thành tựu đầy bất ngờ trên lĩnh vực y học. Một trong những thành tựu khiến Nhà Trắng cảm thấy bị tụt hậu là việc Liên Xô tuyên bố lĩnh vực mũi nhọn nhất trong y học: Kỹ thuật ghép đầu.
Kỹ thuật ghép đầu người từng trở thành tiêu điểm khiến Mỹ - Liên Xô cũ chạy đua quyết liệt (Ảnh minh họa)
Theo đó, thử nghiệm đầu tiên gây chấn động thế giới trong lĩnh vực này là khi Liên Xô thực hiện ca ghép đầu lần đầu tiên trong lịch sử y học hiện đại. Trong những tài liệu thuộc hàng cơ mật vừa được công bố sau khi đã qua thời gian mật của nó cho biết: Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã tiến hành ghép thành công đầu chó vào thân con cừu.
Để cuộc phẫu thuật diễn ra êm thấm, các bác sĩ đã sử dụng một loại thuốc đặc biệt để chống lại sự bài xích lẫn nhau giữa hai cơ thể khác nhau. Con vật đã sống và để lại những bất ngờ. Tuy thân cừu nhưng động tác lại giống chó, bởi vì đầu não của nó là đầu não chó. Con vật hỗn hợp này có tiếng kêu giống chó nhưng lại ăn cỏ như cừu.
Thành công bước đầu của Liên Xô nhanh chóng được thế giới tán tụng như việc họ là người đầu tiên đưa con người bay vào vũ trụ. Trước thành quả được cả thế giới ngả mũ trên, Kremlin tự hào tuyên bố: Lĩnh vực mũi nhọn nhất trong y học kỹ thuật ghép đầu, cũng như lĩnh vực vũ trụ, Liên Xô đã vượt Mỹ. Giới y học Liên Xô hoàn toàn có quyền nghĩ đến cái ngày sẽ tiến hành ghép đầu người.
Lời công bố trên lại trở thành cái gai trong mắt những ông lớn phương Tây. Với cảm giác bị qua mặt và tụt hậu, Mỹ đã quyết tâm giành lại thế công bằng và đẩy hai cường quốc lúc bấy giờ vào cuộc cuộc chiến tranh gián điệp khoa học rất phức tạp và quyết liệt. Từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Kenedy đã hạ lệnh chi một khoản ngân sách lớn cho các công trình nghiên cứu kỹ thuật ghép đầu.
Sau khi cuộc chiến bắt đầu được hơn 6 tháng, những khoản ngân sách khổng lồ được Kenedy rót xuống các trung tâm, công trình nghiên cứu đã để lại thành quả được xem như kỳ tích, khi ghép thành công đầu con chó vào thân con khỉ. Thành công trên được xem là đòn trả miếng của Nhà Trắng và thậm chí còn được đánh giá cao hơn thành đầu tiên của Liên Bang Xô Viết, vì trước đó, giới y học toàn cầu đều cho rằng tính bài ngoại của khỉ rất mạnh, việc ghép này khó mà thành công được.
Để đáp lễ, cũng chỉ nửa năm sau ca ghép kỳ diệu trên, Liên Xô cũng trình làng ca phẫu thuật ghép đầu khó hơn nhiều: Ghép đầu con mèo vào thân con thỏ. Điều quan trọng hơn là con vật mới không đần độn ngu ngơ như những con vật đã được ghép đầu trước đó. Nó lanh lợi, hoạt bát rất đáng yêu. Đầu mèo không những cử động tự do, linh hoạt mà còn biết chỉ huy thân thỏ rất khéo léo, kể cả tứ chi của thỏ. Điều càng thú vị hơn nữa là con vật đặc biệt này có đủ lưỡng tính của mèo và thỏ: Mắt cũng thay đổi theo thời gian như mèo, chân nhanh nhẹn, vồ chuột rất tài; nó không những nhảy tâng tâng, chân trước giơ cao, đứng bằng hai chân sau như thỏ mà cũng thích ăn rau xanh và củ cải như thỏ vậy.
"Rác" của những điều kỳ diệu
Trong cuộc đua song mã trên lĩnh vực y học hiện đại trên, một lần nữa Liên bang Xô Viết lại về đích trước khi đã tiến hành một bước đột phá vào lĩnh vực mũi nhọn: Ghép đầu người. Theo những tài liệu mật vừa được công bố, năm 1985, Viện nghiên cứu y học ở Kyev đã cắt đầu một người bị ung thư xương giai đoạn cuối ghép vào cổ một người bị hành quyết. Đó là đầu của Mikhalov, một học giả có tài xuất chúng. Đầu của vị học giả này sẽ được ghép vào thân người của một tên côn đồ tàn ác khét tiếng.
Nhà triết học Liên Xô Piterlov lúc bấy giờ cho rằng: "Tên tội phạm này tứ chi và cơ thể cường tráng. Giờ ghép đầu một nhà bác học vào cơ thể ấy sẽ gây ra nguy hiểm và là một lãng phí rất lớn". Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng ghép đầu của Mikhalov vào thân một người trai trẻ, sẽ làm cho một nhân tài già nua được cải lão hoàn đồng, nhà khoa học có được một sinh mệnh mới, sẽ đóng góp được nhiều hơn cho loài người. Ca phẫu thuật được phép tiến hành trong điều kiện tuyệt mật vì lý do sợ những phá hoại đến từ hệ thống gián điệp của phương Tây.
Mãi đến khi Liên Xô giải thể, Cục tình báo Nga thấy không cần thiết phải giữ bí mật nữa, mới đồng ý cho Viện khoa học Nga tiết lộ công trình này. Những tài liệu được tiết lộ cho biết: Người lắp ghép đầu Mikhalov đã sống được 3 năm. Nửa năm đầu, Mikhalov hoàn toàn mất trí nhớ. Sau đó, hệt như một con người mới là tổng hợp của cả hai người được ghép vào nhau sống dậy cùng một lúc. Con người bị ghép từ 2 cơ thể riêng biệt dần khôi phục trí nhớ.
Dĩ nhiên trí nhớ đó là trí nhớ của bệnh nhân ung thư Mikhalov. Sau đó, cá tính của Mikhalov cũng được khôi phục. Và cái được các bác sĩ sau này gọi là: "Rác" của những điều kỳ diệu đã xảy ra. Không như mong đợi và cũng hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của các bác sĩ: Người mới cũng kế thừa thói láu cá và tàn nhẫn, hung ác của tên tội phạm.
Sau đó, trường hợp tương tự cũng xảy ra tại Thụy Sỹ. Được biết, năm 1995 một đôi tình nhân đã gặp tai nạn giao thông phải nhập viện. Vụ tai nạn khiến 2 nạn nhân tử vong không lâu sau đó và băm nát hầu hết các bộ phận trên cơ thể người con trai, duy chỉ có cái đầu còn lành lặn. Ngược lại, người con gái thì đầu bị vỡ nhưng thân thể còn nguyên vẹn. Nỗi đau buồn của gia đình khi không chịu được cảnh mất con đã khiến các bác sĩ hình thành ý tưởng cắt ghép cho đôi tình nhân và được thực hiện sau khi được 2 gia đình nạn nhân đồng ý.
Những tài liệu ghi nhận vụ việc trên khẳng định sự thành công ngoài mong đợi của ca phẫu thuật. Theo đó, người mới được cắt ghép từ đầu người con trai và thân người con gái được các bác sĩ đặt tên là Vixia. Tuy nhiên, cũng từ sự sống sót của người mới Vixia, các nhà khoa học phải đối đầu với những vấn đề nan giải. Theo đó, nên xác định Vixia là nam hay nữ. Ý kiến của các bác sĩ rất trái ngược, thêm nữa Vixia thuộc về nhà trai hay nhà gái? Hai gia đình đã xảy ra tranh chấp không chịu nhường nhau. Những câu trả lời trên vẫn khó tìm ra câu trả lời.
Từ những bất cập trên, thế giới khoa học, y học hiện đại nhanh chóng và liên tiếp đặt ra những vấn đề nan giải. Chẳng hạn, có nên thực hiện việc tráo mình cho một ông già 70 tuổi muốn có thân thể cường tráng tuổi thanh niên, việc thay đầu người để có trí tuệ của người khác, thay đầu để phạm pháp? Bác sĩ người Mỹ Robert White, một chuyên gia hàng đầu thế giới về ghép đầu khẳng định, ông sẽ không bao giờ làm chuyện đó cho dù có được trả rất nhiều tiền.
Tuy nhiên, xét cho cùng, nếu loại bỏ việc cấy ghép đầu người với những mục đích thiếu lành mạnh như: Ghép đầu để được cải lão hoàn đồng, để có trí tuệ của người khác... thì kỹ thuật ghép đầu lành mạnh quả thực là một vấn đề đáng để cho nhân loại ra sức tìm tòi nghiên cứu và hoàn thiện. Tuy nhiên, những dự án này cũng bị không ít những ý kiến phản đối vì cho rằng đó là những hành động phi nhân đạo.
Những nghiên cứu trên lĩnh vực cấy ghép đầu người cũng gây ra nhiều tranh luận. Giáo sư Lafayer ở Đại học Paris cho rằng, nếu thuật ghép đầu được thực hiện một cách phổ biến thì quan hệ huyết thống của loài người được kéo dài đến đây sẽ đi đến chỗ rối loạn! Mà lịch sử mấy ngàn năm văn minh đã chứng minh rằng quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản nhất, tự nhiên nhất của xã hội loài người!... Giáo sư Thomas ở Đại học Harvard, Mỹ, lại khẳng định: "Chỉ cần không đặt việc ghép đầu và thân thể người vào khu cấm thì khoa học sẽ chế tạo ra một thứ loài người mới hoàn toàn không giống loài người hiện nay!...". |
Hà Nguyễn