“Cả hai điều đó, sự vô hình và cảm nhận bất lực, có lẽ đã khuyến khích cho người ta cố quên đi. Nhất là khi nó là một đề tài không dễ chịu, và nhiều người đoán rằng bảo vệ khí hậu có hiệu quả cũng đòi hỏi ở họ một điều gì đó, rằng họ phải thay đổi thói quen và cách sống của họ và có thể là phải chấp nhận cả nhiều cắt giảm nữa".
Người ta phải làm như thế nào với những phản kháng đó? Đối với một tờ báo như tờ Zeit, đây là một câu hỏi rất đặc biệt. “Biên tập viên trong các mảng Kiến thức, Kinh tế và Chính trị của chúng tôi thường xuyên nghiên cứu về các thách thức trong chính sách bảo vệ môi trường, và họ cố dùng mọi cách để tạo sức hấp dẫn cho các câu hỏi này, kích động suy nghĩ và tạo nên một nhận thức. Đối với chúng tôi là nhà báo thì chính các phản ứng cự tuyệt của độc giả chúng tôi phải là một thúc đẩy để nghĩ ra cái mới nhiều hơn nữa. Chúng tôi phải luôn luôn tự hỏi chúng tôi thu hút được con người như thế nào, chúng tôi có thể khởi động một cuộc tranh luận mang tính xây dựng và bền vững như thế nào.”
Như một ví dụ về việc người ta thu hút được con người cho một đề tài như thế nào, anh kể ra một bài phóng sự mà anh đã giao cho thực hiện ngay sau khi nhậm chức. Nó nằm trong một hồ sơ về toàn cầu hóa. “Chúng tôi đã giải thích toàn cầu hóa qua ví dụ của một cái máy cạo râu hiệu Braun. Chúng tôi đã tháo tung cái máy đó ra và đi đến tận những nơi đã sản xuất ra các bộ phận đó.” Câu chuyện đó đã được trao tặng Giải Henri Nannen nổi tiếng.
Trong buổi lễ trao giải, người hướng dẫn chương trình hỏi tác giả, anh ấy đã phải bay bao nhiêu chuyến bay để khảo sát. “Phóng viên của chúng tôi trả lời, tổng cộng là 31 chuyến”, di Lorenzo nói. “Khi nghe được con số này, chính tôi cũng đã tái mặt, vì người xuất bản cũng có mặt trong buổi lễ đó. Hầu như không một tờ báo nào có thể chi tiêu như vậy cả. Chỉ trong những trường hợp hết sức đặc biệt. Nhưng có những câu chuyện cần thời gian và tiền bạc.
Trong trường hợp này thì đã đáng công, vì nhờ phóng sự đó mà con người có được một mường tượng toàn cầu hóa có nghĩa là gì. Công thức của tờ Zeit là: khai sáng nhưng không giơ ngón tay trỏ [giảng dạy] lên, không gây hoang mang hay dọa dẫm về mặt đạo đức.” Thuộc vào đó, theo di Lorenzo, cũng là việc người ta chỉ ra triển vọng tương lai và diễn đạt chính sách bảo vệ môi trường không phải như là một điều xấu cần thiết, mà là một cơ hội. “Vẽ nên một bức tranh không xuất hiện lần tận thế mà cho thấy một thế giới xanh có những công việc làm hấp dẫn và cải mới kỹ thuật ở trong đó. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là những thành phố mà người ta thích sống ở trong đó.”
Đối với George Soros, người có nhiều ảnh hưởng tài chính nhất thế giới, chỉ có một câu hỏi, cái quyết định liệu loài người sẽ có một tương lai đáng sống hay là không. Và câu hỏi đó là: chúng ta có vươn tới sự thật hay không? Câu trả lời của con người đầy quyền lực gốc Hungary đó làm tan vỡ mọi ảo mộng. Với những khả năng ngày một tăng, những cái mà chúng ta đã phát triển trong lĩnh vực tiếp thị và tuyên truyền thuyết phục dư luận, thì các cấu trúc quyền lực đang tồn tại, cả những cấu trúc dân chủ nữa, cũng có khuynh hướng cuối cùng thì chẳng còn muốn biết sự thật nữa, mà tạo nên một hiện thực phục vụ cho các mục đích của họ. Các giới truyền thông, theo Soros, đang nổ lực cùng dệt những bộ y phục mới cho hoàng đế.
“Mối nguy hiểm, rằng các giới truyền thông tạo nên hiện thực riêng của họ, thật sự là có”, Giovanni di Lorenzo nói. “Vì vậy, thực hiện những hình thức làm báo vượt ra xa khỏi cái chuông mà chúng ta đang sống ở dưới đó là một điều rất quan trọng. Ví dụ như phóng sự. Nếu như có một khả năng để mô tả hiện thực thì đó là qua các bài phóng sự, cũng là một phương pháp mà tất cả các tờ báo tốt rất coi trọng.”
Trong mọi hoạt động báo chí: Giovanni di Lorenzo không có ảo tưởng về ảnh hưởng của tờ báo anh đến các phát triển chính trị xã hội. “Tôi tin rằng một tờ báo riêng lẻ thì hầu như không có tác động gì”, anh nói, “đó có là Spiegel, Süddeutsche, FAZ hay Zeit đi nữa thì cũng thế. Không một tờ báo riêng lẻ nào có thể xoay ngược được một đề tài hay gây ảnh hưởng đáng kể, nhưng tập trung lại theo một hướng, được tăng cường bởi yếu tố lâu dài, cái đó thì có tác động. “Có thể cảm nhận rõ điều đó ở vụ Christian Wulff.”
Tất nhiên, đó là một vụ cố tạo ý kiến một cách ồ ạt. Đó là lần đối đầu với một sự việc thật hết sức đáng xấu hổ và trong tổng số thì đúng là không thể chấp nhận được. Đại đa số người dân cho rằng ông tổng thống đã không thành thật, nhưng chỉ phân nửa yêu cầu ông ấy từ chức, việc đó thể hiện một ý thức công lý cân bằng. Nếu như quá tập trung và quá mạnh bạo thì người dân sẽ nghi ngờ.”
Phan Ba (Cộng hòa Liên bang Đức)