Cuộc đời buồn của nữ diễn viên "Cuốn theo chiều gió" da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar

Cuộc đời buồn của nữ diễn viên "Cuốn theo chiều gió" da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 2, 11/02/2019 14:00

Là phụ nữ da màu đầu tiên được giải Oscar nhưng không được lên nhận giải vì bị kỳ thị chủng tộc, diễn viên vào vai nữ nô lệ trong "Cuốn theo chiều gió" có một cuộc đời buồn thê thảm đầy ám ảnh.

Hattie – cô gái da màu bất hạnh, giả mang thai vì khao khát làm mẹ

Hattie McDaniel sinh ngày 10/6/1895 tại Wichita, Kansas thuộc châu Phi trong một gia đình có 13 người con đều có niềm đam mê với nghệ thuật.

Ngôi sao - Cuộc đời buồn của nữ diễn viên 'Cuốn theo chiều gió' da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar  

Hattie McDaniel

Cha cô Henry McDanie là một quân nhân yêu nghệ thuật còn mẹ cô Susan Holbert là một ca sĩ chuyên hát trong nhà thờ.

Ngoài sự khích lệ của cha mẹ, Hattie còn được người anh trai Sam McDaniel và chị gái Etta McDaniel dìu dắt vào nghề diễn.

McDaniel từng theo anh trai Sam lên Hollywood để thử giọng hát và tham gia hàng trăm buổi thử giọng.

Khi Sam có chương trình phát thanh riêng, bà McDaneil đã tham gia chương trình, trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên xuất hiện trên đài phát thanh.

Năm 25 tuổi, Hattie trở thành phát thanh viên và gắn bó với công việc này gần 10 năm liền. Nhưng vì khủng hoảng kinh tế, bà phải chuyển sang làm nhân viên vệ sinh và phục vụ bản.

Cuộc sống quá khó khăn buộc Hattie McDaniel phải đóng phim khi đã ở tuổi 37. Những vai diễn của bà chủ yếu là vai người giúp việc như trong The Golden West (1932), No No Angel (1933) và đặc biệt là Cuốn theo chiều gió (1939).

Ngôi sao - Cuộc đời buồn của nữ diễn viên 'Cuốn theo chiều gió' da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar   (Hình 2).

Trên phim đóng vai người giúp việc, ngoài đời Hattie cũng là một người giúp việc thực sự.

Ngôi sao - Cuộc đời buồn của nữ diễn viên 'Cuốn theo chiều gió' da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar   (Hình 3).

Lận đận khó khăn trong sự nghiệp, kể cả khi nhận tượng vàng Oscar, cuộc đời điện ảnh và thường ngày của Hattie McDaniel vẫn luôn là một tấn bi kịch.

Hattie McDaniel kết hôn 4 lần nhưng bà chưa từng có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 

Cuộc hôn nhân đầu tiên của Hattie diễn ra với Howard Hickman khi bà mới 16 tuổi, nhưng chỉ sau đó 4 năm, Hickman đã qua đời. Năm 1922, Hattie mới tái hôn với George Langford. 

Cuộc sống vừa mới ổn định thì Langford qua đời năm 1925 bởi vết thương do súng bắn. Và cả sau hai cuộc hôn nhân, Hattie không hề có con.

Năm 1941, Hattie tái hôn với người chồng thứ ba James Lloyd Crawford, một nhân viên bất động sản khi bà đã ở tuổi 46. 

Bi kịch xảy ra, vì quá khao khát có con mà Hattie rơi vào trạng thái trầm cảm, giả mang thai và sử dụng rất nhiều đồ dùng dành cho trẻ em. Sau khi bị chồng phát hiện, Hattie chia tay chồng.

Ngôi sao - Cuộc đời buồn của nữ diễn viên 'Cuốn theo chiều gió' da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar   (Hình 4).

Nữ diễn viên từng bị chồng dọa giết, quá mong có con mà đã giả mang thai.

Hattie từng chia sẻ về cuộc sống hôn nhân với người chồng thứ ba, bà cho biết Crawford ghen tị với sự nghiệp của vợ và từng dọa giết bà.

Sau đó, Hattie kết hôn lần thứ 4 với Larry Williams, một nhà thiết kế nội thất năm 1949. Nhưng chỉ sau đó 1 năm, họ đã ly hôn vì "những khác biệt trong tính cách và thường xuyên cãi nhau".

Phân biệt chủng tộc và cái kết buồn của cuộc đời nữ nghệ sĩ tài danh

Hattie McDaniel đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ diễn viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận được giải Oscar lần thứ 12 vào năm 1939. Bà được xem là một biểu tượng cho câu chuyện chủng tộc tại kinh đô điện ảnh hoa lệ Hollywood.

Ngôi sao - Cuộc đời buồn của nữ diễn viên 'Cuốn theo chiều gió' da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar   (Hình 5).

Hattie McDaniel là người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận được giải Oscar. Người trao giải cho bà là nữ diễn viên Fay Bainter.

Trong khi một số nghệ sĩ nổi tiếng ở Hollywood kêu gọi tẩy chay lễ trao giải Oscar vì những ứng viên được đề cử ở các hạng mục chính đều là người da trắng, chưa bao giờ câu chuyện chủng tộc lại trở nên nóng hổi ở kinh đô điện ảnh đến thế.

Tại lễ trao giải Oscar 1940, những nhân vật quyền lực trong ban tổ chức đã phải đích thân đứng ra bảo đảm với nhân viên khách sạn để Hattie có thể vào trong khán phòng tham dự buổi lễ trao giải.

Bài phát biểu nhận giải của bà dài 67 giây đầy khiêm tốn, nhún nhường đến đáng thương. Hattie đã nói trong nước mắt rằng: "Tôi thực lòng mong muốn mình sẽ được công nhận trong nền công nghiệp điện ảnh với chính màu da, chủng tộc của mình".

Sau đó, Hattie đã chạy nhanh xuống khỏi sân khấu và khóc nức nở. Nơi chào đón bà là ở cuối khán phòng xa tít cách biệt với những người đồng nghiệp da trắng – những người chưa một lần đón nhận bà.

Ngôi sao - Cuộc đời buồn của nữ diễn viên 'Cuốn theo chiều gió' da màu đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar   (Hình 6).

75 năm trước, Hattie McDaniel nhận được tượng vàng Oscar dành cho Nữ phụ xuất sắc với vai diễn nữ nô lệ Mammy trong phim Cuốn theo chiều gió (1939).

Sau khi nhận được tượng vàng danh giá, cuộc đời Hattie McDaniel không chứng kiến một sự đổi thay tích cực nào bởi giai đoạn này, nước Mỹ đang trải qua thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc lên tới đỉnh cao.

Tại thời điểm phim Cuốn theo chiều gió công chiếu, Hattie đã không thể xuất hiện tại buổi lễ ra mắt phim diễn ra tại thành phố Atlanta - nơi sự phân biệt chủng tộc còn quá nặng nề.

Thời điểm ấy, chính Clark Gable là người đầu tiên tuyên bố rằng sẽ không tham dự buổi công chiếu này vì Hattie.

Hattie đã cùng các bạn diễn da màu trong đoàn ăn mừng riêng với nhau ở một nơi khác trong đêm công chiếu.

Gay gắt hơn, nhà sản xuất phim đã phải thiết kế lại poster, loại bỏ tất cả những gương mặt diễn viên da màu khi phim chiếu tại các thành phố ở miền Nam nước Mỹ.

Khi ấy, Nhà sản xuất phim Cuốn theo chiều gió, David O. Selznick đã rất buồn khi nữ diễn viên da màu Hattie McDaniel, người đóng vai vú em Mammy, không được mời tới tham dự buổi chiếu giới thiệu phim ở Atlanta vào ngày 15/12/1939.

Rời bỏ ánh hào quang của tượng vàng, Hattie thường phải gia tăng thu nhập bằng cách đi làm người phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn ngoài đời thật - nơi các đồng nghiệp da trắng của bà thường xuyên lui tới.

Hattie đã từng đáp trả những người chỉ trích các vai diễn của bà: "Tại sao tôi phải phàn nàn khi có thể kiếm được 700 đô/tuần nhờ đóng vai người giúp việc? Nếu không diễn xuất, tôi sẽ chỉ kiếm được 7 đô/tuần khi đi giúp việc thật sự".

Cho đến ngày nay, những gì báo chí còn lưu trữ lại về Hattie cho đến hôm nay là rất ít ỏi, bởi thuở đó, người ta chỉ "yêu chiều" các diễn viên da trắng, còn với những diễn viên như Hattie thì bị ghẻ lạnh.

Cuối đời, Hattie qua đời cô độc vì căn bệnh ung thứ vú ở tuổi 57.

Mong muốn cuối cùng bị ban quản lý phũ phàng gạt bỏ. Trong ngày tang lễ, không một người đưa tiễn, duy nhất chỉ có một diễn viên da trắng xuất hiện để tiễn đưa.

Bà đã di chúc trao tặng Tượng Vàng Oscar của mình cho trường Đại học Howard ở Washington D.C.

Tuy vậy, mong muốn cuối cùng đó cũng bị từ chối khi Sở Thuế vụ đã tịch thu toàn bộ tài sản trị giá 10.000 USD của bà để trả nợ thuế. Giải thưởng Oscar của bà được lưu trữ tại trường Đại học Howards, Washington (Mỹ).

Nhiều năm sau đó, vì những đóng góp lớn lao cho điện ảnh và nền ghi âm của nước Mỹ, Hattie McDaniel được vinh danh với hai ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng và một ngôi sao dành cho sự nghiệp điện ảnh của bà tại 1719 Vine Street. 

Năm 2006, Hattie là nữ diễn viên da màu đầu tiên được in hình trên tem bưu chính của Mỹ, cho đến ngày nay bà vẫn là đại diện số một cho những nữ diễn viên da màu noi theo khi bước chân vào lĩnh vực giải trí.

Ngọc Thanh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.