Cách đây nhiều năm, câu chuyện cổ vật nghìn tỷ lưu lạc đã trở thành một trong những điều thu hút giới truyên thông bấy giờ.
Năm 1975, Dương Đông Phong (Yang Dongfeng) cùng dân làng tiến hành san lấp đất dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương. Phần đất nhỏ mà ông được phân làm vừa hay ngay trước cửa nhà.
Sau khi dành rất nhiều thời gian công sức để san bằng khoảnh đất, Dương Đông Phong phát hiện một cái hũ sứ nhỏ chôn vùi trong đất. Ông mở ra xem thấy bên trong vẫn còn một miếng đồng, trông hình dạng giống như một con hổ nhưng cũng hơi giống một con báo, ở phía trên khắc Hán tự đúc vàng. Lúc đó, Dương Đông Phong đã quyết định mang con hổ đồng về nhà.
Năm ấy, mẹ của ông bị ốm bệnh, cha ông và ông bàn bạc đem miếng đồng đi bán để lấy tiền chưa bệnh cho mẹ. Dương Đông Phong mang miếng đồng tới Bảo tàng Thiểm Tây.
Thật không ngờ nhân viên ở đây nói với ông rằng đây là một món đồ không đáng giá, nhiều nhất chỉ có thể bán được vài đồng, các sạp hàng ngoài chợ đều có bán, không phải là một món đồ hiếm có. Tuy nhiên, Dương Đông Phong vẫn cảm thấy không cam tâm.
Những thứ được đào từ đất ra làm sao không có giá trị được? Hơn nữa, chiếc hũ sứ đựng miếng đồng dường như cũng được làm rất tinh xảo.
Bực bội, Dương Đông Phong mang miếng đồng về nhà và tìm chuyên gia giám định. Nhưng câu trả lời lần nào cũng giống nhau.
Vừa lúc anh cảm thấy thất vọng, buồn bực quay người về nhà thì một nhân viên quản lý trẻ tuổi gọi anh trở lại, tỏ ra có hứng thú với món đồ đồng này.
Viên quản lý này là Trần Tôn Tường, vì cảm động trước lòng hiếu thảo của Dương Đông Phong, Trần Tôn Tường vẫn quyết định dùng 1 tháng lương của mình để mua miếng đồng.
Vài năm sau, vị chuyên gia khác là Trần Trực (Chen Zhi) nhìn thấy món đồ này có chút đặc biệt, và sau nhiều lần nghiên cứu, ông nói với Trần Tôn Tường rằng nó là báu vật quốc gia ngàn năm. Nhưng đáng tiếc, thứ anh ta mua được chỉ là một phần của hổ phù.
Hổ phù vốn là bảo vật quân sự có thể điều binh khiển tướng. Hổ phù được chia làm hai nửa trái và phải. Một nửa trong số hai phần được cấp cho quan phủ địa phương, nửa còn lại được cất giữ trong triều đình và chỉ được cấp cho các vị tướng quân giữ trọng trách bảo vệ biên ải.
Các cuộc nghiên cứu đã diễn ra, dòng chữ trên thân hổ nói chi tiết về các yêu cầu và lưu ý đối với việc điều binh. 1 nửa chiếc hổ phù này thực là bảo vật thời nhà Tần – và "hảo mệnh" của nó thật đặc biệt, bôn ba khắp nơi và còn bị 3 lần cho là đồ giả.
Người đàn ông Dương Đông Phong phát hiện ra quốc bảo, người phụ trách bảo tàng nhận thấy cuộc sống gia đình của ông gặp khó khăn nên đã trao tặng cho ông một số phần thưởng bằng vật chất.
Còn Trần Tôn Tường mặc dù không có chủ tâm, nhưng cũng vì lòng hiếu thảo của Dương Đông Phong mà đã mua lại hổ phù, từ đó tìm được ra giá trị bảo vật, cũng được công nhận một phần công lao xứng đáng.
Nguyên Anh (Lược dịch)