Cuộc sống của người Việt ở Đức thập kỷ 80

Cuộc sống của người Việt ở Đức thập kỷ 80

Thứ 5, 27/12/2012 23:53

Bảo tàng ở Bremerhaven, Bắc Đức hiện đang triển lãmtrưng bày những đồ dùng sinh hoạt của công nhân nước ngoài sang Đông Đức cũ lao động. Tuy vậy, có một thứ rất đặc trưng còn thiếu, đó là quần bò Việt Nam.

Họ là những công nhân sang Đông Đức cũ lao động theo chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Đông Đức. Theo thống kê, có khoảng 70 000 người Việt Nam đã đến Đức. Tất cả họ đều dưới độ tuổi 35 và kí hợp đồng lao động với thời hạn 4 năm, về sau hạn này được đổi thành 5 năm.

Bất động sản - Cuộc sống của người Việt ở Đức thập kỷ 80Người Việt làm trong các xưởng may, lắp ráp hoặc công trình xây dựng. Ảnh: lexi-tv.de.

Số đông công nhân người Việt ngày đó làm việc trong ngành dệt may, nhưng cũng có nhiều người làm xây dựng hoặc lao động trong các các máy sản xuất kim loại. Người lao động Việt Nam sống trong những khu nhà trọ và ngoài giờ đi làm ra thì trong thời gian còn lại họ thường quây quần bên nhau trong khu nhà trọ.

Bất động sản - Cuộc sống của người Việt ở Đức thập kỷ 80 (Hình 2).Người Việt sang Đức lao động, ảnh: mz-web.de.

Gian hàng triển lãm cố định tại một trung tâm dành cho những người lao động đã phần nào miêu tả lại được lịch sử của công nhân Việt Nam. “Bên cạnh sự di cư của những người dân Đức sang các nước khác, còn có sự nhập cư của các dân tộc khác vào,“ nhà nghiên cứu Karin Hess nhận xét về thời kì này. “Và chúng tôi đang tìm kiếm một chiếc quần bò nhái từ ngày xưa của họ".

Bất động sản - Cuộc sống của người Việt ở Đức thập kỷ 80 (Hình 3).Mốt của công nhân Việt thời bấy giờ, ảnh: zgt.de.

Nhiều công nhân Việt thời đó đã tranh thủ kiếm thêm bằng nghề may vá, nhất là khi ở Đức rộ lên mốt quần bò hiệu như Levis hay Wrangler-Schnitt. Để cạnh tranh được với những chiếc quần bò “xịn“ trong các cửa hàng của người Đức bán, thợ may Việt Nam cũng phải có được chất vải bò thật và tốt. “Loại vải này được mua từ nước ngoài và gửi qua những thủ thủy người Việt. Rồi còn đủ loại đinh để đóng quần, cúc và đủ loại mác. Những điều này là kết quả nghiên cứu của chúng tôi,“ Karin Hess nói.

“Nhưng chúng tôi vẫn rất mong muốn nhận được những tin tức khác từ các nhân chứng,“ bà chia sẻ và vẫn đang mong chờ ai đó sẽ mang đến cho triển lãm một chiếc quấn bò nhái của người Việt xưa.

Nguy Nga (Vietinfo)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.