Cuộc sống của những "em bé da cam" ở Làng Hữu nghị Việt Nam

Cuộc sống của những "em bé da cam" ở Làng Hữu nghị Việt Nam

Hồ Thị Vân

Hồ Thị Vân

Thứ 3, 31/10/2017 13:45

Ngày 18/3/1998, Làng Hữu nghị Việt Nam bắt đầu đón 6 cựu chiến binh và 9 trẻ em đầu tiên bị di chứng do chất độc da cam đến để chăm sóc. Đến năm 2018, Làng Hữu nghị Việt Nam sẽ tròn 20 tuổi.

Quyền (bên trái) và Trung Kiên(bên phải)“nhờ” tôi chụp cho một bức ảnh chung. Quyền bị câm còn Kiên thì trò chuyện với giọng nói ngọng nghịu

Quyền (bên trái) và Trung Kiên(bên phải)“nhờ” tôi chụp cho một bức ảnh chung. Quyền bị câm còn Kiên thì trò chuyện với giọng nói ngọng nghịu

Những bước chân lê lết, khó khăn

Những bước chân lê lết, khó khăn

Em Hoài Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) đang luyện viết chính tả

Em Hoài Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) đang luyện viết chính tả

Em Tú - một trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam đã ở trung tâm được 3 năm. Em thường xuyên rụt dè tránh các đám đông

Em Tú - một trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam đã ở trung tâm được 3 năm. Em thường xuyên rụt dè tránh các đám đông

Hải Đăng, một trẻ thiểu năng đến từ Đông Anh đang cùng bé Khôi (bên phải) ngồi xem chương trình giao lưu

Hải Đăng, một trẻ thiểu năng đến từ Đông Anh đang cùng bé Khôi (bên phải) ngồi xem chương trình giao lưu

Quỳnh Chi ngồi chăm chú xem diễn ca nhạc tạị một cuộc giao lưu

Quỳnh Chi ngồi chăm chú xem diễn ca nhạc tạị một cuộc giao lưu

Cô giáo thay áo cho cho trẻ

Cô giáo thay áo cho cho trẻ

Cô giáo cũng là một người khuyết tật

Cô giáo cũng là một người khuyết tật

Mẹ Ban đang đút cho các con ăn trưa

Mẹ Ban đang đút cho các con ăn trưa

Một số trẻ có thể tự xúc ăn, lúc này các mẹ đỡ bận rộn

Một số trẻ có thể tự xúc ăn, lúc này các mẹ đỡ bận rộn

Bé Phương Thị Hòa (quê Hà Nội) – bị chứng tăng động đang được một chị lớn xúc cơm cho ăn

Bé Phương Thị Hòa (quê Hà Nội) – bị chứng tăng động đang được một chị lớn xúc cơm cho ăn

Trung bình một bé sẽ ở làng 3 năm, nếu hoàn cảnh khó khăn thì có thể lên đến 5 năm

Trung bình một bé sẽ ở làng 3 năm, nếu hoàn cảnh khó khăn thì có thể lên đến 5 năm

Tập tễnh trên quãng đường đi ăn trưa

Tập tễnh trên quãng đường đi ăn trưa

Hải Đăng đưa tay làm theo các động tác trên sân khấu

Hải Đăng đưa tay làm theo các động tác trên sân khấu

Quỳnh Anh (trái) thường xuyên kể chuyện cho bạn cùng phòng là Quỳnh Chi nghe do em đã biết đọc

Quỳnh Anh (trái) thường xuyên kể chuyện cho bạn cùng phòng là Quỳnh Chi nghe do em đã biết đọc

Các bạn nhỏ ở Làng Hữu nghị Việt Nam trình bày ca khúc : “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”

Các bạn nhỏ ở Làng Hữu nghị Việt Nam trình bày ca khúc : “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”

Thường xuyên có các cuộc giao lưu và đoàn thiện nguyện đến giúp đỡ vật chất và tinh thần

Thường xuyên có các cuộc giao lưu và đoàn thiện nguyện đến giúp đỡ vật chất và tinh thần

Thầy Amine – giáo viên trường Mầm non Peace school ôm các bạn nhỏ Lang Hữu nghị

Thầy Amine – giáo viên trường Mầm non Peace school ôm các bạn nhỏ Lang Hữu nghị

Bài hát thể hiện bởi các bạn trẻ trong Làng và học sinh mầm non Peace school

Bài hát thể hiện bởi các bạn trẻ trong Làng và học sinh mầm non Peace school

Cô Trần Thị Ban chia sẻ: “Có cháu không nghe lời và phải luôn luôn canh chừng. Nhưng hàng chục năm làm người chăm sóc các cháu tôi rất vui”

Cô Trần Thị Ban chia sẻ: “Có cháu không nghe lời và phải luôn luôn canh chừng. Nhưng hàng chục năm làm người chăm sóc các cháu tôi rất vui”

Giờ ăn trưa

Giờ ăn trưa

Làng trẻ tổ chức dạy nghề thêu, tin học vào các buổi sáng và buổi chiều các em có thể chơi tự do.

Làng trẻ tổ chức dạy nghề thêu, tin học vào các buổi sáng và buổi chiều các em có thể chơi tự do.

20 năm góp phần hàn gắn những nỗi đau của chiến tranh Mỹ - Việt Nam nhưng những di chứng mà chất độc da cam mang đến vẫn bám riết, khắc khoải từng ngày tại Làng Hữu Nghị Việt Nam (thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Xuất phát từ nguyện vọng của ông George Mizo, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến 4 năm tại Việt Nam, Làng Hữu nghị được thành lập và chăm sóc hàng trăm cựu chiến binh, trẻ em khắp đất nước.

Di chứng da cam để lại có thể sang đến thế hệ thứ 3 và nhiều trường hợp còn dai dẳng đến thế hệ thứ 4. Các trẻ em ở đây hầu hết không được bình thường như những đứa trẻ khác. Rất nhiều em phải sống trong đau đớn, đi lại khó khăn, nhận thức thiểu năng, thậm chí vô thức.

Tại làng trẻ, các “mẹ” là người trực tiếp quản lí và trông nom, dạy dỗ những đứa trẻ không may này. Có những mẹ đã gắn bó với trung tâm suốt 19 năm, đã đến tuổi hưu trí nhưng vẫn nặng lòng với hơn 100 em nhiễm thứ “da cam quái ác”.

Lê Linh 



Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.