Cuộc sống hiện nay của gia đình bác sĩ phi xác như thế nào?

Cuộc sống hiện nay của gia đình bác sĩ phi xác như thế nào?

Thứ 5, 24/10/2013 12:01

Tường là con trai duy nhất, bên dưới có 3 em gái trong đó 2 người em gái sinh đôi đều công tác trong ngành y ở Hà Nội. Ở nhà chỉ có cô em gái mắc bệnh thiểu năng trí tuệ sống với bố mẹ.

Suốt mấy ngày nay, khu xóm 5, xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vốn yên ả bỗng trở nên xôn xao vì câu chuyện bác sĩ làm chết người ném xác xuống sông để phi tang. Trước khi trở thành Giám đốc của trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường, Nguyễn Mạnh Tường đã có một thời gian lăn lộn vất vả ở quê nhà.

Dừng xe ở ngã 3, lối rẽ từ đường tỉnh lộ 63 vào địa phận xã Nhân Khang, hỏi thăm thì người dân nơi đây nói ngay: “Tìm nhà Cường Đạt phải không? Có ai ngờ nó thông minh, tốt bụng vậy mà lại làm liều đến thế”. Cường Đạt là tên gọi thường ngày của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường thời còn ở quê đi học.

Pháp luật - Cuộc sống hiện nay của gia đình bác sĩ phi xác như thế nào?

Nguyễn Mạnh Tường được cơ quan chức năng đưa ra hiện trường ném xác người xuống sông.

Cũng giống như những làng quê nông thôn yên bình khác, ngôi nhà mái bằng 1 tầng của bố mẹ Tường nằm khiêm tốn trong một khuôn viên rộng có vườn cây ăn quả. Cửa đóng then cài như thể không có ai ở nhà.

Thấy chúng tôi ngó nghiêng, một bác hàng xóm cho biết bà Nguyệt, mẹ của bác sĩ Tường, vừa lên Hà Nội trông nhà, trông cháu vì con trai bị bắt, con dâu thì liên quan.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Công Nghị, trưởng công an xã Nhân Khang, cho biết ngày còn ở quê Tường có tên đầy đủ là Nguyễn Vũ Cường sau đó đổi thành Nguyễn Mạnh Tường. Bố Tường, ông Nguyễn Vũ Đạt là một bác sỹ quân y, sau khi nghỉ hưu về quê mở phòng mạch chuyên chữa các bệnh về răng, hàm mặt cho người dân địa phương.

Mẹ Tường trước đây công tác tại cửa hàng bách hóa huyện, giờ đã nghỉ hưu. Tường là con trai duy nhất, bên dưới có 3 em gái, trong đó 2 người sinh đôi là Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Hoàn đều công tác trong ngành y ở Hà Nội.

Ở nhà chỉ có cô em gái mắc bệnh thiểu năng trí tuệ sống với bố mẹ. Từ ngày chồng mất, bà Nguyệt thường xuyên ở nhà, thi thoảng vài tháng một lần mới lên Hà Nội thăm các con. “Dân trong xã ban đầu nghe như vậy thì không tin đó là sự thật, nhưng khi có điện thoại của công an Hà Nội đề nghị cung cấp lý lịch thì không còn gì nghi ngờ nữa”, anh Nghị cho biết.

Cũng theo công an xã, do bố mất sớm nên mọi công việc trong gia đình đều đặt lên vai của Nguyễn Mạnh Tường. Ngoài việc học, Tường phải đi làm thêm để có tiền phụ giúp mẹ nuôi 3 em gái. Cho đến khi công tác tại bệnh viện E và Bạch Mai, Tường vẫn một mình nuôi các em ăn học và chăm sóc cho người em gái bị mắc bệnh thiểu năng của mình.

Theo Tri Thức

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.