Gestato và tội ác với người Do Thái
Ngày 19/4/1943 không chỉ là ngày lịch sử với cậu bé 11 tuổi Simon mà nó còn là ngày đáng nhớ nhất với 1.631 người Do Thái trên chuyến tàu 20 của Đức Quốc Xã, cái ngày mà hơn nghìn tù nhân Do Thái dũng cảm đấu tranh thoát khỏi ách áp bức từ tay bọn đế quốc.
Khi trong các trại giam tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã đã không thể chứa thêm nữa thì chuyến tàu di dời tù nhân hay còn gọi là chuyến tàu may mắn sẽ xuất hiện đưa họ đến trại giam khác, và đó chính là cơ hội cho những cuộc trốn thoát thành công nhiều hơn.
Cậu bé Simon cùng với cha mẹ lúc 9 tuổi, 2 năm trước khi cậu và mẹ bị bắt.
Câu chuyện xảy ra vào tháng 2 năm 1943, Simon Gronowski, một cậu bé người Do Thái, 11 tuổi đang ngồi ăn sáng với mẹ và em gái trong nơi ẩn náu ở Brussels thì đột nhiên hai nhân viên Gestapo đập bàn hất bát đĩa và bắt họ về trụ sở nổi tiếng của Đức Quốc Xã trên Đại lộ danh tiếng Louise, một nơi chuyên giam giữ những người dân Do Thái và tra tấn những tù nhân kháng chiến.
Nơi đây chuyên thực hiện màn tra tấn và những cú giết người dã man của Đức Quốc Xã đang hiện hữu trước mắt một cậu bé đã làm em thực sự kinh hãi, cũng chính nơi đây họ bắt cậu phải nhịn ăn, nhịn uống trong hai ngày. Với những câu chuyện của mọi người xung quanh cậu hiểu rằng tại sao mình bị bắt là do mang quốc tịch người Do Thái.
Chuyến tàu số phận
Kể từ khi bị nhốt trong cái nhà giam đáng sợ này thì cậu bé đã được chứng kiến không ít những cảnh đau thương thê thảm của những người dân vô tội. Hầu hết các tù nhân được chuyển vào đây đều bị giết ngay lập tức không thể có bất cứ một ý định trốn thoát hay giải cứu nào hết mà chỉ có cái chết đang chờ đón họ mà thôi.
Những tưởng rằng cậu bé và mẹ cũng không tránh khỏi cái chết thì một may mắn lại xuất hiện với em. Vào ngày 18/4/1943 cậu bé Simon nhận được tin: Simon, mẹ, em gái và 1, 631 người Do Thái khác sẽ được di chuyển bằng tàu hỏa vào ngày hôm sau, cũng chính từ đây niềm hi vọng mong manh không chỉ riêng cậu bé mà còn của rất nhiều người đang sáng rực lên chờ đón sự sống vào ngày mai.
Nỗi nhớ người thân trong cậu cứ dâng lên trong mỗi đoạn đường, cậu nhớ mãi lúc chia tay chị gái yêu quý của mình, thực sự cậu không biết những chuyện gì đang diễn ra và chuyến tàu di dời này có nghĩa gì không? Vì cậu vẫn trong thế giới trẻ thơ, vẫn ham chơi chưa biết nghĩ cho người khác mà chỉ nghĩ đến sự sợ hãi trong bản thân mình.
Cậu sợ phải xa mẹ, xa em gái và cũng sợ không khí ngột ngạt trong chuyến tàu không biết là cái chết hay sự sống đây. Mọi người được buộc túm vào nhau như một đàn bò, chỉ có một xô nước mà cho tận 50 người, làm thế nào để mọi người ai cũng được uống? Với số lượng ít ỏi thế này mọi người hầu như không thể có bất cứ hành động nào mà chỉ biết nhìn nhau trong đau khổ và thất vọng tràn trề.
Không có nước lại không có cơm, không có chỗ ngồi nên mọi người nằm hết ra sàn, cậu bé và mẹ ở góc bên phải của xe nơi cậu nhìn thấy một ánh sáng quá nhỏ không thể xua tan bầu không khí nghẹt thở, hỗn độn bên trong.
Những tưởng rằng, ý định bỏ trốn sẽ không thể thực hiện vì mọi người ai cũng mệt nhoài không đủ sức để nghĩ tới bất kể điều gì ngoài đợi cái chết thì cậu bé Simon nghe được thông tin ngay sau khi rời khỏi Mechelen đoàn xe 20 bị tấn công bởi ba cậu bé chống lại Đức Quốc Xã, họ mang theo súng lục, giấy đỏ và chiếc đèn lồng.
Họ đứng trước tàu giơ chiếc đèn lồng có ánh sáng màu đỏ báo hiệu có nguy hiểm buộc đoàn tàu phải dừng lại. Đây là lần đầu tiên và duy nhất trong Thế chiến thứ hai, chuyến tàu di dời những tù nhân Do Thái của Đức Quốc Xã dừng lại.
Trong lúc dừng lại tất cả tù binh Do Thái đều nhao lên như đã tìm thấy tia hi vọng của cuộc sống. Nhân lúc này có tới 233 người cố gắng chạy trốn, trong đó có 17 người được cứu thoát bởi chiến sĩ Maistraiu trong đó có cậu bé Simon.
Những tù nhân Do Thái bị chở đi giết trong nhà tù ở Kazerne Dossin.
Cuộc chạy trốn mạo hiểm
Trong số ít những người trốn thoát thì may mắn có một cậu bé dũng cảm vì sự sống quên mình đi theo sự giải cứu của một thành viên kháng chiến Maistriau, người tổ chức cuộc trốn thoát thành công cho rất nhiều người trong đó có Simon. Sau đó các vệ sĩ tàu phát hiện ra ba chiến sĩ kháng chiến nên họ bị bắt trở lại, một số đã trốn thoát vừa vui mừng mà cũng lại đau đớn nhìn vô số người trên xe với tâm trạng háo hức, nháo nhác cũng muốn trốn thoát.
Một giờ sau, những người đàn ông trên tàu muốn trốn thoát họ đã đồng tâm hiệp lực phá vỡ cành cửa tàu để không khí tươi mát tràn vào xua đi không khí ngột ngạt đáng sợ trong tàu, ngay lập tức mẹ của Simon đưa cho cậu một 100 đồng, bánh lăn để cậu trượt về phía cánh cửa bị vỡ.
Tri ân Cuộc chạy trốn ly kỳ đó với cậu bé giờ đã trở thành cụ già 70, hồi ức không bao giờ xóa nhòa qua bao năm tháng nó vẫn sống và hiện hữu trong ông: "Tôi muốn các bạn biết rằng từ quan trọng nhất là hòa bình và tình bạn tôi nói để làm chứng cho cuộc chiến tranh giữa người Do Thái với Đức. Tất cả các hình thức phân biệt đối xử nên được xóa bỏ. Để tôn vinh những người chết và những người anh hùng đã cứu tôi - Jan Aerts, người đã liều chết nhất định trong việc bảo vệ tôi, các gia đình Công Giáo giấu tôi trong chiến tranh và mẹ tôi, là người anh hùng đầu tiên trong cuộc đời tôi ". |
Do Simon còn quá nhỏ không thể trượt qua cánh cửa một mình nên mẹ cậu túm áo và vai hạ cậu xuống. Lúc đầu cậu không dám nhảy xuống vì tàu chạy quá nhanh, cậu nhìn xung quanh không có một bụi cây nào cả, không khí quá mát mẻ tràn vào khắp các khoang tàu thổi một luồng hi vọng mới cho mọi người, nên họ bàn tán xôn xao làm cậu không thể nghe thấy những gì mẹ nói. Đột nhiên cậu thấy tàu đi chậm lại và nói với mẹ: "Bây giờ con có thể nhảy được rồi mẹ à.
Sau khi xuống khỏi tàu, cậu vẫn nhìn theo mẹ mà không để ý đến sự theo dõi của bọn vệ sĩ ngay lúc đó cậu chợt bừng tỉnh, rồi thoát chạy xuống một con dốc nhỏ dọc theo hàng cây. Sau đó cậu lấy lại bình tĩnh bởi hát một bài hát của em gái cậu vẫn thường hát với cây đàn Piano để xua tan đi nỗi sợ hãi và màn đêm lạnh lẽo bao quanh.
Cậu ngồi ẩn mình trong gốc cây to chờ đến trời sáng thì phát hiện quần áo lấm bùn, cậu tìm đến một ngôi làng, gõ cửa một nhà phụ nữ và nói rằng cậu đang chơi trốn tìm với các bạn thì bị lạc tới đây, rất may trong thời điểm này những người dân ở đây không biết Đức Quốc Xã lại bắt người Do Thái nên cậu không gặp nguy hiểm gì.
Nhưng sau đó người phụ nữ này giao Simon cho một viên cảnh sát địa phương. Với sự thông minh và dũng cảm của mình, cậu luôn nói mình bị lạc và muốn quay trở lại Brussels.
Cứ tưởng họ không để ý đến những lời nói thật thà của một cậu bé song hầu hết trong số họ đã đoán được cậu trốn thoát từ trại giam Auschwitz như bao người chạy trốn đang bị họ bắt giữ. Nhưng thật may mắn, viên cảnh sát này lại thương cậu bé, ông ta đã bảo trợ cho cậu ăn và thay quần áo rất sạch sẽ và sắp xếp một chuyến tàu đến Brussels cho cậu trở về quê hương như mong muốn. Ngay trong đêm đó cậu đã được đoàn tụ bên người cha yêu dấu của mình.
Lê Xinh (theo BBC)