Cuối năm nhớ lại chuyện ‘ném đá’ của những người thích mua vui

Cuối năm nhớ lại chuyện ‘ném đá’ của những người thích mua vui

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 2, 23/01/2017 12:02

Một năm qua dư luận nhiều lần phải lên án những người thích ‘ném đá’ để mua vui cho người khác. Ngẫm mà buồn lòng.

Có thể nói, thời gian vừa qua trên mạng xã hội nhan nhản  những vụ bắt cóc trẻ, con đánh bố, chồng đánh vợ “thập tử nhất sinh”, cô giáo bị học sinh bắt cóc…được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.

Khi những vụ án được tung lên mạng, tôi đã không ít lần phải thốt lên, tại sao bây giờ có nhiều chuyện trái luân thường đạo lý đến vậy. Nhưng khi các phương tiện truyền thông đại chúng đồng loạt bóc mẽ những chiêu câu like bằng những câu chuyện tự thêu dệt của các chủ tài khoản facebook, tôi mới ngã ngửa mình cũng dễ bị lừa, tin vào những câu chuyện nhảm nhí.

Ngẫm lại, vụ việc con đánh bố ở Hải Dương mà tôi không khỏi lạnh sống lưng. Câu chuyện chỉ đơn giản là ông bố đi đám cưới về không có chìa khóa vào nhà đã trèo qua bờ rào và bị thương ở tay. Đến khi cậu con trai trở về thấy bố như vậy, muốn băng bó vết thương cho bố nhưng không được.

Vậy nhưng, câu chuyện được thêu dệt thành cậu con trai bất hiếu đã đánh đập bố dã mãn. Hành động của người con được đẩy lên như thú đội lốt người khi bị tung lên mạng. Quả thật, không còn từ nào để diễn đạt về cái được gọi là “sự thật” trên mạng ảo.

Mạng ảo - Đời thực - Cuối năm nhớ lại chuyện ‘ném đá’ của những người thích mua vui

 Đau đầu vì nhưng câu chuyện trên mạng ảo (ảnh minh họa)

Đây chỉ là một vụ việc trong hàng vạn sự việc khác mà những nhân vật chính được tung lên mạng phải ngớ người khi hình ảnh của mình đã trở nên “nổi tiếng” trên mạng. Thế rồi, cuộc sống của họ bị đảo lộn chỉ vì những tin đồn thất thiệt ấy. Người quan tâm thì tỏ ra thương cảm, người không hiểu chuyện thì chửi rủa, mạt sát, thậm chí "vỗ tay ăn mừng"? Trong tình huống này, tôi thật sự thấy buồn thay cho những thân phận vô tình bị “ném đá” bởi bàn tay của người khác. Đúng là “họa vô đơn chí”!

Tôi trộm nghĩ, những hành vi lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng Internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự của người khác cần phải được xử nghiêm để răn đe. Những kẻ thích mua vui phải bị trừng trị thích đáng.

Về mặt đạo đức, không một xã hội nào chấp nhận hành vi đó. Con người phải hướng đến sự tốt đẹp, tính nhân văn thì xã hội mới văn minh và phát triển bền vững được. Đừng nên lấy nỗi buồn của người này làm trò tiêu khiển cho mình.

Sau những vụ việc trên, tôi tự nhủ, không nên tin hoàn toàn vào những điều tưởng chừng là sự thật nhưng chỉ là nửa sự thật trên mạng ảo. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên Internet như hiện nay, mỗi người chúng ta hơn lúc nào hết phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh xem xét để không tiếp tay cho những kể bôi xấu danh dự người khách bằng những cái like vô tình!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Minh Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.