Đường Tăng không cưỡi Bạch long mã mà chuyển sang cưỡi “xế hộp”.
Để hoàn thành cảnh quay, đạo cụ gì cũng có thể sử dụng, ý tưởng nào cũng có thể nảy sinh. Trong phim Tây Du Ký (1986) quả nhân sâm hình trẻ em thực chất được điêu khắc từ củ sắn (củ đậu) rồi phủ lên một lớp bột màu.
Khi diễn một phân cảnh lãng mạn trong bộ phim Mộng hồi Đại Thanh, Lý Lan Địch đã khiến bạn diễn Tân Vân Lai dù cố hết sức vẫn không thể bế được cô. Để hoàn thành cảnh quay, nam diễn viên đành phải dùng thang và nhờ đến sự trợ giúp của các thành viên trong đoàn.
“Thời trang không thắng được thời tiết”, cái nắng ngày hè khiến nữ MC Thẩm Mộng Thần chấp nhận phá vỡ hình ảnh “đoan trang thùy mị” khi vén váy, lộ chân để tránh nóng.
Khung cảnh trị thương sương giăng khói biếc, mờ mờ ảo ảo của Thẩm Mộng Thần thực chất được tạo nên từ những chiếc máy phun hơi nước mini. Nữ chính của chúng ta chỉ cần nhắm mắt và diễn thật sâu.
Phần trên thì “chuẩn không cần chỉnh” nhưng phần dưới thì có gì đó… sai sai.
Cảnh trong phim lãng mạn bao nhiêu thì hậu trường “lãng xẹt” bấy nhiêu.Trong phim Sở Kiều truyện, Triệu Lệ Dĩnh và Lâm Canh Tân có nhiều phân đoạn lãng mạn đáng nhớ. Dù sở hữu vóc dáng cao lớn nhưng nam diễn viên lại tỏ ra vất vả khi đóng cảnh bế bạn diễn nữ. Để thực hiện cảnh quay, đoàn phim phải đặt một chiếc ghế ở phía dưới.
Thời tiết khắc nghiệt trên phim trường Mỹ nhân tâm kế khiến nàng Đậu Y Phòng (Lâm Tâm Như) đành khoác áo cộc ngồi trước quạt với gương mặt có phần thẫn thờ.
Trong phim Thanh đạm là mỹ vị nhân gian, cảnh cưỡi ngựa đầy soái khí của Vương Nhất Bác trên thực tế được hoàn thành nhờ chiếc thang và 2 nhân viên hậu kỳ.
Việc sử dụng đạo cụ rất phổ biến trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Điều này vừa giúp cảnh quay được thực hiện nhanh chóng, đồng thời đảm bảo cho các diễn viên không bị thương trong quá trình quay phim.
Minh Hoa (t/h)