Cúp vàng World Cup đến Việt Nam không phải ‘vàng ròng’

Cúp vàng World Cup đến Việt Nam không phải ‘vàng ròng’

Thứ 2, 30/12/2013 21:06

Ngày 30/12, là ngày cuối cùng trong chặng dừng chân 3 ngày của Cúp Vàng World Cup ở Bangkok, Thái Lan. Ngày 31/12, Cúp sẽ về Việt Nam. Và điều thú vị rằng, đã có nhà hóa học Anh quốc từng khẳng định, chiếc cúp vàng này không được làm bằng vàng ròng.

Kể từ World Cup 2006 tới nay, cứ 4 năm một lần, Cúp Vàng thế giới lại được đưa đến khắp nơi trên thế giới trong Hành trình Cúp Vàng World Cup (FIFA World Cup Trophy Tour) do Coca-Cola tổ chức. Sau mỗi lần, quy mô của sự kiện lại được nâng lên một tầm cao mới.

Bóng đá Quốc tế - Cúp vàng World Cup đến Việt Nam không phải ‘vàng ròng’

Chiếc cúp vàng World Cup không được làm từ vàng ròng

Nếu như hồi 2006, chỉ có 20 quốc gia vinh dự được đón Cúp Vàng, thì năm nay, Cúp Vàng sẽ đi qua 90 nước, với tổng quãng đường lên tới gần 150.000 km. Bangkok, Thái Lan, chính là điểm dừng chân cuối cùng của Cúp Vàng ngay trước khi sang Hà Nội. 

Trên phương diện chính thức, Cúp vàng đương nhiên được làm bằng vàng ròng. Tuy nhiên, chất liệu làm chiếc cúp này là một bí mật thú vị dù chưa bao giờ FIFA tiết lộ về điều này. trên thực tế không phải như vậy, dù chưa bao giờ FIFA thừa nhận. Theo nhà khoa học này, nếu cúp vàng World Cup không phải làm bằng vàng nguyên khối bởi nếu làm vậy sẽ quá nặng, không cầu thủ nào nâng nổi.

Giáo sư Martyn Poliakoff từ Đại học Nottingham ước tính một chiếc cúp vàng với kích thước thực tế, cao 36cm, sẽ phải nặng ít nhất 70kg.

Ông nói do vậy chiếc cúp phải được làm rỗng ruột ít nhiều.

Bóng đá Quốc tế - Cúp vàng World Cup đến Việt Nam không phải ‘vàng ròng’ (Hình 2).

Người hâm mộ chụp ảnh lưu niệm bên cúp vàng tại Thái Lan ngày 30/12/2012

Fifa nói phần kim loại của chiếc cup hiện nay, được làm từ năm 1974, là "vàng ròng".

Cơ quan này nói với trang mạng BBC News rằng chiếc cúp nặng 6,175kg, trong đó có 4,9kg là "vàng nguyên khối 18 carat" và hai lớp đá malachite.

Không ai được trực tiếp giữ bởi Fifa quản lý chiếc cúp trong thời gian giữa các kỳ World cup. Đội chiến thắng trong mỗi vòng chung kết chỉ được trao chiếc cúp làm nhái.

Nêu vấn đề trên trang mạng của trường đại học, giáo sư Poliakoff nói chiếc cúp làm bằng vàng thực sự với chiều cao như vậy phải nặng "tương đương trọng lượng của một người lớn".

Ông nói thêm ông "không thích bóng đá".

Giáo sư của ĐH Nottingham nói thêm: "Tôi là một chú nhóc hồi tuyển Anh thắng World Cup năm 1966. Tôi chẳng xem trận nào hồi đó và cũng chưa từng xem một trận World Cup nào kể từ đó tới nay".

Phong Dao 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.