Cựu CEO FPT: 'Muốn khởi nghiệp đừng nghe nhiều, đừng đọc sách nhiều'

Cựu CEO FPT: 'Muốn khởi nghiệp đừng nghe nhiều, đừng đọc sách nhiều'

Thứ 2, 23/09/2013 08:40

Chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp trong chương trình "Khởi nghiệp và chiến lược cạnh tranh", cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam cho rằng: 'Muốn khởi nghiệp đừng nghe nhiều, đừng đọc sách nhiều'.

Vẫn là kiểu ăn vận rất giản dị, đời thường với áo sơ mi, quần bò, cựu CEO Nguyễn Thành Nam trả lời và giải đáp thắc mắc của khán giả một cách dí dỏm nhưng vấn vô cùng thực tế và thuyết phục người nghe.

Bất động sản - Cựu CEO FPT: 'Muốn khởi nghiệp đừng nghe nhiều, đừng đọc sách nhiều'Các bạn trẻ vây quanh đặt những câu hỏi riêng cho ông Nguyễn Thành Nam.

Cựu CEO Nguyễn Thành Nam đã có cuộc chia sẻ ngắn với các phóng viên về vấn đề khởi nghiệp.

Theo anh, để khởi nghiệp thì nghề nào bây giờ đang là "hot" cho giới trẻ?

Nghề "hot" hay không không quan trọng, quan trọng là nội lực bản thân bạn thế nào. Bạn chỉ khởi nghiệp được khi nội lực bên trong bạn đủ tốt. Vì thế, muốn khởi nghiệp thì đừng nghe nhiều, đừng đọc sách nhiều, quan trọng là ở bản thân mỗi người.

Tôi đã từng khởi nghiệp và thất bại và bây giờ tôi muốn khởi nghiệp một lần nữa nhưng lại có quá nhiều ý tưởng. Các ý tưởng bị dồn nén và tôi không biết phải giải quyết thế nào. Mong anh có thể cho tôi ý kiến?

Thế anh còn nợ gì từ lần thất bại trước chưa? Nếu chưa hết nợ thì chưa làm gì được. Trả hết nợ thì mới tính tiếp được.

Tôi chưa. Tôi nghĩ nợ là một chuyện bình thường, nó là một bài học thôi thúc tôi phải suy nghĩ, động não để trả nợ.

Anh nghĩ chuyện nợ là không vấn đề gì là vô cùng sai lầm. Nghệ thuật khởi nghiệp là nghệ thuật sống không cần tiền. Đừng dùng vốn của mình đi khởi nghiệp mà hãy vay ngân hàng.

Theo anh, mở một quán trà chanh có phải là khởi nghiệp không? Đây là một dấu hiệu tốt hay xấu của một nền kinh tế khi mà quá nhiều người thất nghiệp nên phải tự tìm cho mình một công việc riêng chứ không phải đi làm công ăn lương?

Thứ nhất, tôi trả lời mở một quán trà chanh cũng là khởi nghiệp. Thứ hai đó không phải là tốt hay xấu mà đó là dấu hiệu của một sự tái cơ cấu sản xuất. 

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường vô cùng khốc liệt, nhất là khi hàng Trung Quốc tràn lan. Anh có ý kiến gì về việc này?

Theo tôi để khởi nghiệp các bạn đừng ngại cạnh tranh. Tôi thấy những chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc là rất vô lý. Tại sao chũng ta lại không dám cạnh tranh với hàng Trung Quốc, thậm chí là lợi dụng tiềm năng sản xuất của họ để giúp cho việc kinh doanh của mình. Tôi có một anh bạn đã sang tận Hàn Quốc để xin làm đại lý của một nhãn hàng chưa đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Rồi sau đó lấy được công nghệ sản xuất của họ và thuê nhân công sản xuất từ bên Trung Quốc gửi về. Các bạn có thấy không, đấy mới là cách làm việc của người Việt Nam, chúng ta phải biết lợi dụng những gì có sẵn và biến nó thành của mình. 

P.V  

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.