Như vậy, cùng với cầu Thuận Phước (cây cầu dây võng lớn nhất Việt Nam) và cầu Sông Hàn (cầu quay duy nhất của Việt Nam), nay cầu Rồng (đang trong giai đoạn làm thủ tục để được công nhận con rồng lớn nhất thế giới) và cầu Trần Thị Lý (cầu có gối trụ cầu lớn nhất thế giới) đang được chính thức hoàn tất bộ sưu tập những cây cầu “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Thậm chí, nhiều hạng mục của hai cây cầu này còn được xếp vào vị trí số 1 của thế giới về quy mô lẫn công nghệ thi công.
Mô hình Cầu Rồng
Đây là hai cây cầu mà thiết kế kiến trúc đều được lãnh đạo TP Đà Nẵng tuyển chọn thông qua các cuộc thi quốc tế. Với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng, hai cây cầu đều có nét kiến trúc rất riêng.
Cầu Rồng với hình dáng Rồng vươn ra biển lớn, là cầu dạng vòm thép đơn (một mặt phẳng) duy nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Cây cầu này có tổng chiều dài 666m, mặt cắt ngang 6 làn xe cơ giới, với 3 nhịp vòm thép liên tục. Tầm nhìn từ các phương tiện giao thông và của người đi bộ không bị che chắn bởi kết cấu của cầu.
Cầu Trần Thị Lý với 1 trụ tháp nghiêng 3 mặt dây văng, trong đó có 2 mặt dây hình rải quạt mang hình dáng cách điệu mềm mại của cánh buồm căng gió ra khơi. Cầu có chiều dài 731m với 6 làn xe cơ giới, có bố trí thang máy phục vụ duy tu bảo dưỡng.
Một số hình ảnh trong ngày khánh thành hai cây cầu tại Đà Nẵng:
Lễ khánh thành Cầu Rồng
Cầu Rồng khạc lửa...
... và phun mưa trong ngày khánh thành
Ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND Thành phố Đà Nẵng về dự lễ khánh thành
Rất đông người đến ngắm cây cầu độc đáo Trần Thị Lý trong ngày khánh thành cầu
Xung quanh hình dáng Cầu Rồng, nhiều người cho rằng đầu rồng quá thấp, chưa lột tả hết dáng vẻ hùng dũng vươn lên theo thiết kế ban đầu. Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng - người thiết kế đầu rồng cho biết, chính ông cũng muốn nâng đầu rồng lên cao hơn nữa, nhưng về mặt kỹ thuật thì lại hoàn toàn không được phép. |
Theo Khám phá