Đà Nẵng chi gần 20 tỷ mua thiết bị phòng, chống virus corana

Đà Nẵng chi gần 20 tỷ mua thiết bị phòng, chống virus corana

Nguyễn Duy Cường

Nguyễn Duy Cường

Thứ 4, 29/01/2020 16:23

Chiều 29/1, tin từ Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP vừa ký quyết định chấp thuận mua sắm cấp thiết bổ sung trang thiết bị phòng, chống dịch năm 2020.

Trước đó, sở Y tế có tờ trình về việc mua sắm thiết bị bổ sung trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh năm 2020 cho bệnh viện Đà Nẵng để chủ động cho công tác phòng chống, dịch bệnh và tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.

Qua xem xét, Chủ tịch TP Đà Nẵng thống nhất chủ trương về việc mua sắm các máy móc thiết bị theo đề nghị của sở Y tế gồm 1 hệ thống máy ECMO; 10 máy thở; 10 monitoring theo dõi bệnh nhân; 30 bơm tiêm điện; 2 máy thở di động; 30 máy truyền dịch; 10 máy nuôi ăn; 1 máy X-quang di động. Tổng số tiền mua sắm gần 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Tin nhanh - Đà Nẵng chi gần 20 tỷ mua thiết bị phòng, chống virus corana

Nhiều du khách đến du lịch TP Đà Nẵng. 

Theo bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc sở Y tế TP Đà Nẵng, trong những ngày qua, sở Y tế thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu sân bay, cảng biển; kích hoạt ngay hệ thống phòng chống dịch bệnh, tăng cường giám sát tại cộng đồng, thực hiện tốt quy trình xử lý cách ly. Đồng thời, tiến hành phân lại khu vực cách ly người bị sốt, đưa những bệnh nhân bị sốt do nghi nhiễm virus Corona mới lên Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và triển khai mô hình bệnh viện dã chiến với hơn 10.000 nhân viên y tế sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch.

Cùng với đó, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản - Nhi tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, không để lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế.

“Đây là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc gần hoặc nước bọt, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thời gian ủ bệnh kéo dài 14 ngày. Do đó, việc phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên rất quan trọng, cần tiếp tục triển khai giám sát chặt chẽ tại các sân bay, những nơi công cộng... khi bắt gặp các biểu hiện sốt, ho của người dân và du khách”, bác sĩ Yến nhấn mạnh.

Ngành y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế đúng cách, để tăng cường sức đề kháng, người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, nghỉ ngơi ở môi trường thông thoáng, rửa tay bằng xà phòng; đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị khi có biểu hiện sốt, ho…hạn chế đi du lịch, không tập trung ở nơi đông người.

Đặc biệt, người dân cần tham khảo những thông tin có kiểm chứng, tìm hiểu đầy đủ các quy trình phòng chống dịch và bảo vệ sức khỏe bản thân theo nội dung ngành y tế đã công bố về dịch virus Corona.

Vào sáng nay, sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn đang theo dõi 28 trường hợp nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov.

Theo đó, 12 trường hợp người nước ngoài đang được theo dõi tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Trong đó, Trung Quốc 10 trường hợp, Malaysia 2 trường hợp, không có trường hợp nặng. 16 trường hợp người Việt Nam đang được theo dõi tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, cũng không có trường hợp nặng.

Hiện sức khỏe của nhiều bệnh nhân đã ổn định, không sốt, không ho, một vài trường hợp sốt nhẹ.

Cộng dồn đến thời điểm hiện nay đã có 52 trường hợp nghi ngờ được theo dõi tại bệnh viện, trong đó 24 trường hợp đã xuất viện, 10 trường hợp người nước ngoài và 14 trường hợp người Việt Nam. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu 35 trường hợp để làm xét nghiệm, 15/15 mẫu đã có kết quả và đều âm tính với chủng mới của vi rút corona.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng đã giám sát hàng ngày 21 trường hợp tại cộng đồng, các trường hợp đi từ nước ngoài về nhưng không phải từ các vùng đang có  dịch, khi qua cửa khẩu phát hiện có sốt nhẹ.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.