Đà Nẵng nỗ lực tạo môi trường đầu tư thu hút doanh nghiệp công nghệ cao

Đà Nẵng nỗ lực tạo môi trường đầu tư thu hút doanh nghiệp công nghệ cao

Nguyễn Duy Cường

Nguyễn Duy Cường

Thứ 6, 30/08/2024 08:15

Đà Nẵng đang trở thành điểm sáng trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, nhờ vào những nỗ lực không ngừng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.

Chuyển hướng đầu tư công nghệ cao

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cho hay, trong 5 năm qua, thành phố Đà Nẵng đã tập trung vào công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Sự chuyển mình này không phải là một trào lưu ngắn hạn mà là kết quả của một quá trình nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Từ tháng 9/2023, khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với những cam kết mạnh mẽ về phát triển công nghiệp bán dẫn, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai nhiều bước đi quan trọng.

Đà Nẵng nỗ lực tạo môi trường đầu tư thu hút doanh nghiệp công nghệ cao- Ảnh 1.

Công nghệ cao đang là định hướng phát triển lâu dài của thành phố Đà Nẵng.

Các chuyến công tác đến Hoa Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc) đã mang lại những kết quả tích cực, với các bản ghi nhớ hợp tác quan trọng và sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo (Trung tâm DSAC) đầu năm 2024.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, Đà Nẵng đã chủ động phát triển nguồn nhân lực thông qua các giải pháp cụ thể. Thành phố đã tổ chức Hội thảo về phát triển nguồn nhân lực, tiến hành các khóa đào tạo và bồi dưỡng cho giảng viên cũng như kỹ sư.

Đặc biệt, việc thành lập Trung tâm DSAC và ký kết hợp tác với các tập đoàn lớn như Synopsys và Intel đã tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo 5.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực vi mạch và bán dẫn

Bà Nguyễn Thu Phương thông tin thêm, thành phố Đà Nẵng đã chú trọng xây dựng các liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thành phố hiện có khoảng 37 cơ sở đào tạo liên quan đến công nghệ thông tin và vi mạch bán dẫn, với số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạt khoảng 5.700 người.

Các trường đại học địa phương như Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Bách Khoa, và Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã cam kết mở rộng đào tạo và hợp tác với các doanh nghiệp thiết kế vi mạch để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đào tạo nhân sự kỹ thuật cao về ngành vi mạch và trí tuệ nhân tạo là mục tiêu quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Đào tạo nhân sự kỹ thuật cao về ngành vi mạch và trí tuệ nhân tạo là mục tiêu quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Các khóa đào tạo chuyển đổi kỹ sư ngành gần sang lĩnh vực vi mạch đã được triển khai thành công, với sự tham gia của các giảng viên và sinh viên từ các trường đại học. Chương trình đào tạo cho giảng viên nguồn cũng đang được đẩy mạnh, trong đó có sự hỗ trợ từ Synopsys và các tổ chức quốc tế.

Thành phố Đà Nẵng đã đề ra mục tiêu đào tạo ít nhất 5.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực vi mạch và bán dẫn đến năm 2030. Mục tiêu này bao gồm ít nhất 2.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 3.000 kỹ sư, kỹ thuật viên trong lĩnh vực đóng gói, kiểm thử.

Để đạt được mục tiêu này, thành phố đang xây dựng các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và kết nối với các trường đại học quốc tế có kinh nghiệm trong việc cung cấp nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngoài việc hợp tác trong nước, thành phố cũng đã kết nối với các trường đại học quốc tế có kinh nghiệm trong việc cung cấp nhân lực đạt chuẩn của doanh nghiệp. Điều này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ba nhóm giải pháp chiến lược phát triển ngành công nghệ cao

Đáng lưu ý, trong nỗ lực kiến tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, thành phố đã và đang triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ, trong đó tập trung vào 3 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và thu hút chuyên gia lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Thứ hai, chuẩn bị về quỹ đất, cơ sở hạ tầng các khu CNTT tập trung, Công viên phần mềm, công nghệ cao để các doanh nghiệp triển khai dự án và hợp tác về vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. 

Thứ ba, thành phố Đà Nẵng đã và đang xây dựng nhiều chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, hợp tác phát triển trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Với những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, thành phố Đà Nẵng đang tạo ra một môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng một hệ sinh thái công nghệ cao bền vững.

Thành phố đang tiếp tục triển khai các giải pháp chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp này, đồng thời củng cố vị thế của mình trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.