Đà Nẵng: Tiết lộ số nhân tài bỏ việc

Đà Nẵng: Tiết lộ số nhân tài bỏ việc

Nguyễn Duy Cường

Nguyễn Duy Cường

Thứ 4, 03/01/2018 09:26

Các học viên được cung cấp kinh phí đi học, lúc về được tạo rất nhiều ưu tiên nhưng vẫn tự ý chấm dứt hợp đồng.

Theo thống kê của trung tâm Phát triển nguồn nhân lực cao Đà Nẵng, đến nay đã có 35 học viên, trong tổng số 655 lượt học viên tham gia đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bỏ việc sau đào tạo. Các lý do học viên đưa ra là yếu tố gia đình như đoàn tụ với vợ, chồng, lý do sức khỏe hoặc muốn tìm công việc khác.

Để đưa một nhân tài đi đào tạo ở nước ngoài, thành phố phải bỏ ra từ 700 đến 1 tỷ đồng một năm; đào tạo ở trong nước từ 25 đến 40 triệu đồng một năm. 7 nhóm ngành được cử đi đào tạo là y tế, kỹ thuật công nghệ, quản lý hành chính, kinh tế, xây dựng quản lý đô thị, sư phạm, luật và du lịch.

Xã hội - Đà Nẵng: Tiết lộ số nhân tài bỏ việc

Các học viên được cung cấp kinh phí đi học, lúc về được tạo rất nhiều ưu tiên nhưng vẫn tự ý chấm dứt hợp đồng. 

Đối với các học viên sau khi hoàn thành đào tạo, thành phố tạo rất nhiều ưu tiên như xem xét tuyển và thi tuyển vào biên chế, xem xét cho thuê chung cư thành phố, bố trí sử dụng cán bộ… để học viên yên tâm công tác.

Bà Dương Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng cho biết, trước đây, các học viên cam kết, nếu vi phạm hợp đồng phải có trách nhiệm hoàn trả cho thành phố gấp 5 lần kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, đến hiện nay, đối với các học viên tự ý chấm dứt hợp đồng, thành phố sử dụng quy định của Chính phủ để áp dụng, buộc học viên bồi thường 100% kinh phí đào tạo. Để thuận tiện cho học viên, chính quyền cũng khấu trừ thời gian công tác.

Liên quan đến vấn đề này, sở Nội vụ TP.Đà Nẵng đã đề xuất một số vấn đề liên quan đến sửa đổi, điều chỉnh nội dung về chế độ tuyển dụng, đãi ngộ đối với các chuyên gia trong thời gian họ thực hiện công việc theo yêu cầu và có đóng góp tại thành phố.

Ngoài ra, sở cũng đề nghị bổ sung về chế tài đối với sinh viên được thành phố cử đi học ở nước ngoài trở về, nếu không làm việc hoặc làm việc không đủ thời gian quy định của thành phố, ngoài hoàn trả 100% kinh phí, còn bị phạt vi phạm hợp đồng, tối thiểu 10%, do vi phạm hợp đồng đã cam kết khi tham gia đề án.

Trong cuộc họp gần đây, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chia sẻ: “Thành phố đã bỏ ra kinh phí gần 1.000 tỷ đồng để đào tạo học viên thuộc đề án này nhưng mấy hôm vừa rồi, tôi ký hàng loạt đơn xin rút. Các em làm được một thời gian đến khi "gà đẻ trứng vàng" thì lại ra di. Vì thế, cần nghiên cứu lại để nguồn nhân lực này không bị mai một”.

Đề án 922 được TP.Đà Nẵng triển khai từ năm 2004, nhằm hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bằng ngân sách Nhà nước. Trong hợp đồng quy định, sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên phải về làm việc cho thành phố tối thiểu 7 năm.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.