Ông Macron khẳng định, việc cải tổ có vai trò quan trọng trong bối cảnh châu Âu đang bị ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt kể từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Còn Thủ tướng Đức cho biết, mục đích tiến trình cải cách là nhằm ổn định khu vực đồng tiền chung Eurozone. Như vậy, dường như EU đang tìm cách “tự cứu lấy mình”, nhằm thoát khỏi con đường xi măng còn ướt.
Lái xe đi vòng qua con đường xi măng dày và chưa khô thì vẫn mãi giậm chân tại chỗ. Để xây dựng một thành phố phát triển hơn nữa, TP.HCM vừa thông qua đề án “Thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ”. Ngay sau khi được tuyển chọn, những người này sẽ được trợ cấp 100 triệu đồng (đối với người có trình độ thạc sỹ loại giỏi trở lên) và 80 triệu đồng đối với các trình độ còn lại.
Ngoài ra, họ còn được hưởng lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp. Nếu các chuyên gia, nhà khoa học thực hiện các công trình, sáng kiến, đề án sẽ được hưởng phụ cấp khuyến khích có thể lên đến 1 tỷ đồng. Vậy là, TP.HCM cũng đang trong tiến trình cải cách mạnh mẽ để tiến đến những con đường thênh thang và tươi đẹp hơn.
Thế giới doanh nghiệp đang thay đổi sâu sắc. Thật khó đoán ngành nào sẽ phát triển và đem lại vận hội trong tương lai. Nhưng nếu sử dụng những người tinh hoa nhất thì chắc chắn nơi đó sẽ giải quyết được những vấn đề này.
Cũng như câu chuyện Steve Jobs, người sáng lập Apple chiêu dụ thành công John Sculley - người được coi là thiên tài tiếp thị khi đó đang làm cho PepsiCo. Ở thời điểm đó, ai cũng nhận thấy PepsiCo là một gã khổng lồ so với Apple.
Trớ trêu thay, một cô gái đến từ Hồng Kông đã không ngần ngại gửi đơn kiện lên tòa án London, Anh quốc khi cho rằng, trường ĐH Anglia Ruskin đã đưa ra tuyên bố sai lệch trong báo cáo công khai về chất lượng giáo dục và triển vọng nghề nghiệp.
Cựu nữ sinh này còn cho biết, dù được trao bằng tốt nghiệp xuất sắc nhưng cô đã bị buộc rời khỏi sân khấu trong lễ tốt nghiệp vào năm 2013 vì lên tiếng phản đối chất lượng của khóa học.
Mà, câu chuyện của nữ thủ khoa đến từ Hồng Kông cũng chung hoàn cảnh với không ít thủ khoa của Việt Nam hiện nay, cầm tấm bằng Giỏi nhưng vẫn thất nghiệp như thường. Thế mới nói, không phải cứ thủ khoa là được chào đón khi sự học ngày nay đang được coi trọng qua hình ảnh “tấm bằng”.
H.A