Đã thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, có đòi thêm được không?

Đã thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, có đòi thêm được không?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Chủ nhật, 11/10/2020 10:28

Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Vậy, trường hợp đã thỏa thuận về mức bồi thường, có thể đòi thêm không?

Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của tòa án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, khoản 2 Điều 585 quy định, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Quy định này không quy định về việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu. Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ). Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường.

Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắc và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Cần phân biệt giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án. Trong thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắt có thể được tạm hoãn thi hành án.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường "không còn phù hợp với thực tế". Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh...

Nếu hai bên không thỏa thuận được thì các bên có thể gửi đơn yêu cầu ra tòa để giải quyết. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên.

Nếu mức bồi thường thỏa thuận đã cao hơn hoặc bằng mức thiệt hại thì bên nạn nhân không thể đòi thêm tiền bồi thường được.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.