Theo Cnet, các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm gia tốc SLAC (Mỹ) đã thành công với thí nghiệm tạo ra âm thành có thể đun sôi nước thông qua giao động sóng đơn.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã dùng nguồn ánh sáng kết hợp Linac (LCLS) và một tia X cực mạnh để tạo ra âm thanh cực đại có thể đun sôi nước ở nhiệt độ 100.000 độ C trong khoảng một phần triệu giây.
Cụ thể, sóng âm cường độ cao tạo ra những âm thanh cực đại có thể gây ảnh hưởng đến mẫu vật sinh học. Khi tia laser chặn dòng nước, quá trình ion hóa diễn ra cực nhanh. Nước được làm nóng và bay hơi, sau đó tạo ra sóng xung kích hình trụ truyền dọc theo tia laser.
Theo các nhà nghiên cứu, những sóng xung kích này có áp suất cực đại tương ứng với cường độ 270 dB, lớn hơn âm thanh của một chiếc máy bay phản lực lúc cất cánh hay tiếng động khi phóng tên lửa.
Mức âm thanh này không chỉ làm một người bình thường bị thủng màng nhĩ mà những bộ phận khác như tim và phổi cũng sẽ ngưng hoạt động.
Thí nghiệm này đã được công bố trên tạp chí Phys Review Fluids.
Từ trước đến nay, con người đã thành công khi đun sôi nước bằng lửa, năng lượng Mặt Trời, sóng cao tần... nhưng làm sôi nước bằng sóng âm thanh thì đây là lần đầu tiên.
H.Y (tổng hợp)