Đại án Vinashinlines: Giang Kim Đạt bất ngờ chối bỏ trách nhiệm

Đại án Vinashinlines: Giang Kim Đạt bất ngờ chối bỏ trách nhiệm

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 6, 17/02/2017 16:12

Ngày thứ hai TAND TP.Hà Nội đưa vụ án tham nhũng tại tại Vinashinlines ra xét xử. Ngay khi bước vào phần xét hỏi, bị cáo Giang Kim Đạt bất ngờ thay đổi lời khai.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội Tham ô tài sản gồm: Trần Văn Liêm – nguyên Tổng giám đốc Vinashinline, Giang Kim Đạt – nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, Trần Văn Khương – nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines.

Hồ sơ điều tra - Đại án Vinashinlines: Giang Kim Đạt bất ngờ chối bỏ trách nhiệm

 Bị cáo Giang Kim Đạt trước vành móng ngựa.

Riêng Giang Văn Hiển (SN 1950, ở quận 2, TPHCM), bố bị cáo Giang Kim Đạt bị xét xử về tội Rửa tiền.

Để đảm bảo tính khách quan và tìm ra sự thật vụ án, HĐXX của TAND TP.Hà Nội vẫn tiến hành biện pháp cách ly các bị cáo. Theo đó, Giang Kim Đạt là bị cáo tiếp theo bước vào phần thẩm vấn trong ngày xử thứ hai này.

Theo lời khai trước tòa, Giang Kim Đạt vào làm việc tại Vinashinlines từ tháng 2/2006 với vai trò trợ lý cho Trần Văn Liêm (khi đó là Tổng giám đốc Vinashinlines). Tuy nhiên, Đạt không hề có một “chức tước” gì, đơn giản vì bị cáo không có bằng đại học nên không được ký hợp đồng.

Khi mới vào làm việc tại Vinashine Đạt làm trợ lý giám đốc, sau đó làm chuyên viên. Thực hiện chủ trương mua tàu cũ khai thác, Liêm giao nhiệm vụ cho nhân viên đi tìm khách hàng mua tàu.

Giữa tháng 8/2006, Đạt được bổ nhiệm làm quyền Trưởng phòng Kinh doanh và quan hệ quốc tế, chủ yếu tập trung vào việc đi tìm tàu để mua tàu và một phần quản lý khai thác tàu. Quá trình làm việc, cá nhân Đạt đã liên hệ mua được 8 tàu.

Bước vào phần xét hỏi, Đạt đã khai rằng mình bị ép cung, cáo trạng truy tố bị cáo như vậy là đi ngược lại với sự thật. Lý giải về nguyên nhân bỏ trốn từ trước khi có quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, Đạt khai do chính mình ký nháy vào hợp đồng mua bán tàu Hoa Sen, sợ bị liên quan nên đã bỏ trốn sang Campuchia.

Đạt khai, khi mua 2 con tàu đầu tiên, công ty đã khảo sát trước đó và trải qua rất nhiều khâu từ đàm phán đến trả giá. Khi bị cáo gửi thông tin mua tàu trên mạng, công ty môi giới đã trả giá chào bán. Bản thân bị cáo Liêm cũng chỉ đạo mặc cả giá xuống. Sau khi xem xét giá cả, công ty đi đến thống nhất ký hợp đồng.

Bị cáo Đạt cũng nói thêm, hợp đồng có rất nhiều điều khoản ràng buộc. Riêng Đạt có trách nhiệm trực tiếp đàm bán với bên môi giới để xem xét các chi tiết.

Đến ngày bàn giao tàu, cả Đạt và Liêm đều sang trực tiếp để chốt và kiểm tra lại để hợp đồng có hiệu lực, 2 bên đều phải xuất trình biên bản cuộc họp, giấy ủy quyền của HĐQT công ty nhằm đối chứng tài liệu để đối chứng lại hợp đồng rồi mới tiến hành thanh toán tàu.

Sau lần thỏa thuận, bên đối tác bán tàu có trả cho khoản tiền chênh lệch (lệ phí môi giới) trả cho người môi giới từ 1 – 5,75%. Sau mỗi chuyến mua bán thành công, Đạt được trích tiền hoa hồng và cho rằng đó là “quà” đương nhiên mình được nhận.

Tổng số tiền mua 3 tàu, Đạt nhận được 711.000 USD (trên 11 tỷ đồng) và cho Liêm 150.000 USD.

“Tôi nghĩ rằng tiền lệ phí là khoản tiền đương nhiên tôi được hưởng”, Đạt khai.

Số tiền trên nhanh chóng được gửi về tài khoản của bố đẻ Đạt. Trước lời khai trên, HĐXX căn vặn: “Nếu đó là tiền hợp pháp sao không chuyển vào tài khoản của bị cáo” thì Đạt trả lời: “Vì bị cáo cho bố và nếu không hợp pháp thì đã chuyển vào tài khoản cá nhân của bị cáo”…

Yến Nhi

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.