Khi việc xây những biệt thự chưa đủ để khẳng định được cái tôi của mình, nhiều đại gia đã kỳ công thuê cả đội ngũ kiến trúc sư “bay” khắp nơi trên thế giới, tìm đến những lâu đài hoành tráng nhất tham khảo, nghiên cứu cách dựng cho mình một công trình để đời.
Phong trào lâu đài hóa được khởi xướng từ chính đất cố đô Ninh Bình.
Lâu đài mang phong cách tòa Nhà quốc hội Mỹ.
Lâu đài dát vàng
Theo những tài liệu được bạch hóa ngay trên trang mạng của Công ty thiết kế kiến trúc AC nổi tiếng với slogan “Kiến trúc dành cho người đẳng cấp” thì đơn vị này đang nắm trong tay một danh sách dài dằng dặc những vị khách lắm tiền, nhiều của với khả năng chi trả gần như vô giới hạn cho một thú chơi: lâu đài. Danh sách ấy riêng ở đất Ninh Bình gồm lâu đài Thành Thắng, lâu đài Dân Dung, lâu đài Hải Biên, lâu đài Khiêm Hiền…
+ Chủ nhân của những lâu đài thể hiện rất rõ phong cách, cá tính của mình không chỉ qua từng đường nét kiến trúc mà còn biểu lộ qua những tấm bảng tự tin đề hai chữ lâu đài. Tuy nhiên cũng có những lâu đài còn trên cả lâu đài mà lại không hề gắn biển. Chủ nhân của chúng là ai cũng là một sự bí mật với dân cư trong vùng chứ đừng nói đến người lạ.
+ Chỉ riêng đội ngũ người giúp việc như lau dọn nhà cửa, chăm sóc cây cối, nấu nướng bếp núc cho một lâu đài khủng cũng cần đến cả chục người mới xuể.
+ Người dân quê có 100 - 200 trăm triệu thường vay mượn thêm vài trăm nữa để xây nhà, còn ngược lại đại gia bỏ ra cả trăm, cả ngàn tỷ để xây lâu đài thường phải sở hữu khối tài sản nhiều gấp nhiều lần thế.
Vượt qua mốc nối giữa vùng “chiêm khê, mùa thối” Hà Nam sang Ninh Bình, bám quốc lộ 1A đến địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn khách phương xa đã thấy bỏng mắt vì trầm trồ trước sự nguy nga, tráng lệ của hai tòa lâu đài