Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố”

Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố”

Thứ 5, 27/12/2012 23:53

– Thông tin Coca, Pepsi chứa chất tạo màu độc hại đã khiến người tiêu dùng hoang mang trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các “ông lớn” của ngành thực phẩm dính scandal “độc tố”.

Việc rầm rộ các scandal “độc tố” không phải đến Coca, Pepsi mới có mà trước đó người tiêu dùng đã kịp làm quen với những thông tin này qua nhiều hãng thực phẩm nổi tiếng khác. Ai cũng biết, dính scandal sẽ khiến các doanh nghiệp mất đi tính nguyên vẹn trong mắt người tiêu dùng và đó là điều doanh nghiệp không hề muốn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có nhiều “ông lớn” ngành thực phẩm “méo mặt” vì scandal như Coca, Pepsi.

KFC

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố”

Đã có nhiều thông tin xấu liên quan đến an toàn trong chế biến thực phẩm của KFC như dầu ăn, sữa đậu nành không đảm bảo chất lượng, và đặc biệt cốc giấy đựng nước uống của hãng này có chứa huỳnh quang- một hóa chất có hại cho sức khỏe... Những thông tin thất thiệt nói trên đã ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của khách hàng dành cho KFC dù hãng này đã cố gắng chứng minh cho sự “trong sạch” của mình.

McDonald

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố” (Hình 2).

Tai nạn đầu tiên của Mac xảy ra vào năm 2011 khi các nhà chức trách Mỹ phát hiện cốc của hãng này sử dụng có thành phần kim loại độc hại. Ngay sau đó, hãng đã phải thu hồi hơn chục triệu chiếc cốc vì không đảm bảo an toàn cho người sử dụng đặc biệt là trẻ em.

Mới đây nhất, vào giữa năm ngoái, truyền thông lại rầm rộ trước thông tin món gà McNuggets có chứa chất phụ gia gây hại cho người sử dụng, rồi chất lượng bảo quản bánh Macdonald không đảm bảo. Những thông tin trên đã khiến người tiêu dùng đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn đối với các sản phẩm của Mac.

Nestle

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố” (Hình 3).

Cách đây gần hai năm tại Trung Quốc, nhiều sản phẩm sữa và thực phẩm ăn dặm cho trẻ em của Nestle bị phát hiện có chứa Melamine. Ngay lập tức sản phẩm bị cấm bán tại thị trường này.

Trước đó, Nestle cũng thông báo rút khỏi thị trường Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý sau khi bị cáo buộc sản phẩm của họ có chứa chất độc hai.

Từ hãng sữa uy tín trên toàn thế giới, Nestle đã phải gánh chịu nhiều tai tiếng khiến thị trường bị thu hẹp, hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng bắt đầu dè chừng với các sản phẩm của hãng này.

Red bull

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố” (Hình 4).

Theo các chuyên gia y tế cho biết, Red Bull đã sử dụng chất tạo màu Ponceau 4R, một trong những hợp chất có hại cho người sử dụng. Đó là lý do từ giữa tháng 2 vừa qua, các siêu thị tại Trung Quốc đã ngừng bán sản phẩm nước uống vốn nổi tiếng trên toàn thế giới này.

Cocacola - Pepsi

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố” (Hình 5).Từng được biết đến là sản phẩm nước uống được ưa chuộng trên thế giới, tuy nhiên, trước thông tin hai hãng này bị cáo buộc về việc sản phẩm của họ bị nhiễm thuốc trừ sâu hay việc nhà sản xuất sử dụng các chất hóa học bị cấm đã khiến hai hãng nước uống mất dần uy tín trong con mắt khách hàng.

Để lấy lại uy tín của mình, mới đây, hai hãng nước uống đã thay đổi thành phần chất tạo màu để tránh khỏi những cáo buộc rằng sản phẩm của họ có chứa chất gây ung thư.

Mead Johnson

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố” (Hình 6).

Là thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới với nhiều dòng sản phẩm nổi tiếng chất lượng cho trẻ em. Tuy nhiên, năm ngoái, sữa bột Enfamil của Mead Johnson đã gặp nạn khi dính vào nghi án bị nhiễm khuẩn và gây tử vong một trẻ sơ sinh tại Mỹ. Thông tin trên đã khiến khách hàng choáng váng và buộc hãng này phải thu hồi các sản phẩm trên thị trường trong thời gian chờ kiểm định sản phẩm.

Trước đó, tại Philippine, hai dòng sản phấm sữa cho trẻ em của hãng này cũng bị thu hồi do các nhà chức trách cho rằng, thành phần không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.

Abbott

Xã hội - Đại gia thực phẩm và scandal “độc tố” (Hình 7).

Trước nghi ngờ sản phẩm của Abbott có chứa côn trùng, ấu trùng...gây ảnh hưởng sức khỏe cho các bé. Vào cuối năm 2010, Abbott đã phải thu hồi khoảng 5 triệu hộp Similac – nguồn thu chính của Abbott tại Mỹ, Puerto Rico, đảo Guam và một số nước tại vùng biển Caribbe.

Sau đợt thu hồi, cổ phiếu của Abbott đã giảm trầm trọng khiến hãng này thiệt hại hàng trăm triệu USD.

Phan An (tổng hợp)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.