Đại gia Trịnh Văn Quyết chia sẻ về bí mật “đường bay vàng” siêu lợi nhuận

Đại gia Trịnh Văn Quyết chia sẻ về bí mật “đường bay vàng” siêu lợi nhuận

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 27/07/2018 18:15

Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC, “cha đẻ” của hãng hàng không Bamboo Airways vừa bật mí về “đường bay vàng” siêu lợi nhuận của các hãng hàng không tại Việt Nam.

Đầu tư - Đại gia Trịnh Văn Quyết chia sẻ về bí mật “đường bay vàng” siêu lợi nhuận

Ông Trịnh Văn Quyết

Phát biểu tại hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam”, doanh nhân Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC chia sẻ, hiện nay các hãng hàng không ở Việt Nam chỉ muốn chọn “đường bay vàng” để bay vì lợi nhuận mang lại rất lớn. Điển hình là đường bay Hà Nội – Sài Gòn.

Lấy một ví dụ đơn giản, 1 vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Sài Gòn vào khoảng 5 triệu (tùy từng thời điểm) thì 1 máy bay Airbus bay 3 chuyến/ngày (6 lượt cả đi và về) với khoảng 200 chỗ ngồi sẽ đem về doanh thu 3 tỷ đồng/ngày, tức 90 tỷ đồng/tháng.

Trừ đi chi phí 10 tỷ đồng tiền thuê máy bay (dự kiến máy bay FLC thuê vào khoảng 400.000 - 500.000 USD/tháng) và 1 triệu USD (tầm 23 tỷ) tiền xăng dầu, lợi nhuận còn lại cũng trên dưới 50-60 tỷ đồng.

Do đó, có thể thấy tuyến Hà Nội - Sài Gòn mang lại “siêu lợi nhuận” khiến hãng hàng không nào cũng chỉ chăm chăm vào đường bay này.

Nói về cơ chế chính sách cho hàng không phát triển, số lượng cảng hàng không hiện nay đã rất đủ nhưng cơ quan quản lý Nhà nước vẫn bỏ ngỏ việc quản lý, ông Quyết cho rằng: “Nếu như có sự phân luồng ví như cảnh sát hàng không, tôi tin rằng cảng hàng không của Nội Bài hay Tân Sơn Nhất sẽ không bị tắc như bây giờ”.

Tại sao cần phân luồng? Đó là cần phải tạo ra cơ chế chính sách, thậm chí phải cưỡng chế các hãng hàng không phải bay những tuyến giảm áp lực của Hà Nội và TP.HCM.

“Cụ thể, muốn đi Cần Thơ, hay Cà Mau mà bay từ Thanh Hóa, Ninh Bình đều phải ra Hà Nội. Ngược lại các tỉnh miền Tây, miền Đông muốn đến Thanh Hóa đều phải ra TP.HCM. Như vậy “đường bay vàng” mang lại siêu lợi nhuận khiến các hãng hàng không tại Việt Nam khai thác triệt để”, Chủ tịch FLC cho biết.

Tiềm năng phát triển du lịch và hàng không là rất lớn

Đầu tư - Đại gia Trịnh Văn Quyết chia sẻ về bí mật “đường bay vàng” siêu lợi nhuận (Hình 2).

Ông Nguyễn Thiện Tống.

Cũng tại buổi hội thảo, các khách mời và chuyên gia kinh tế đã cùng nhau chia sẻ về những mặt thuận lợi tiềm năng và khó khăn đang gặp phải.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch nhận định, từ trước đến nay hai mảng giao thông vận tải - du lịch này đều cần đến nhau để phát triển. Trong đó, vận tải hàng không là một trong những lĩnh vực vận chuyển nhiều khách du lịch nhất.

Ông Phương cho biết thêm, Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của thế giới 5 năm qua. Năm 2017 là năm thành công nhất khi lần đầu tiên tăng trưởng 30%/năm. So với quy hoạch trước đây, đến năm 2020 mới đạt 10,5 triệu lượt khách quốc tế, nhưng trên thực tế đến 2017 đạt 13 triệu; 2020 sẽ đạt 21 triệu.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đánh giá nhờ du lịch mà bộ mặt của Quảng Ninh thay đổi rất đáng kể. Kết thúc năm 2017, Quảng Ninh đã đón trên 9,5 triệu lượt khách. Tính từ đầu năm đã đạt con số 7,5 triệu lượt khách với 3,5 triệu lượt khách ngoài Việt Nam. Riêng du lịch đã đóng góp 15% vào GDP toàn tỉnh Quảng Ninh.Dự kiến 12 triệu khách đến Quảng Ninh, trong đó lượng khách nước ngoài 5 triệu khách.

Đánh giá về tiềm năng của ngành hàng không, ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban Kết cấu hạ tầng, viện Chiến lược phát triển và  ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội đều chung nhận định, hiện Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng cho hàng không.

“Dẫn chứng cụ thể nhất là Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của ngành hàng không dân dụng khi ra đời đạo luật 1991 - Đạo luật hàng không dân dụng”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cho biết, lần sửa đổi gần nhất của Đạo luật 1991 đã cho phép các thành phần kinh tế có thể tham gia vào khai thác hạ tầng như vận tải hàng không, chứ không chỉ tập trung vào khu vực nhà nước như trước đây.

Nhà nước cần có cơ chế riêng cho tư nhân tham gia vào hàng không

Ông Đỗ Đức Tú, vụ Kết cấu hạ tầng đô thị nhấn mạnh, thị trường đầu tư kết cấu hạ tầng hiện nay là rất lớn. Khả năng huy động từ các tổ chức tín dụng trong nước, nguồn lực nhà nước, ODA, ngân sách khá cao và bị giới hạn tạo ra thách thức vô cùng lớn. Trong đó điểm nghẽn quan trọng nhất là cải cách thể chế và làm rõ trách nhiệm của các bên.

Ông Tú đề xuất: "Thứ nhất, Nhà nước cần có hoạt động xúc tiến đầu tư, đưa ra các dự án tiềm năng cho nhà đầu tư.

Thứ hai, nhà nước cần có hỗ trợ nhất định để dự án cảng hàng không, ví như dự án cảng hàng không Vân Đồn, cần phải khả thi về mặt tài chính. Đây là yếu tố rất quan trọng.

Thứ ba, nhà đầu tư cần phải được hỗ trợ về chuyên ngành hàng không, cần đến sự hỗ trợ của bộ Giao thông Vận tải.

Thứ tư, Nhà nước đồng thời cần phải vào cuộc, khi đã chấp nhận cho nhà đầu tư rót tiền, cần phải giải quyết các thủ tục hành chính khác để dự án chóng khả thi".

Trước vấn đề được đặt ra là hạ tầng chưa đáp ứng, ông Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, đại học Bách Khoa TP.HCM cho biết, cần có chính sách quốc gia về hàng không dân dụng, phải giải quyết từng vấn đề riêng lẻ. Đồng thời phải có chính sách mạnh, rõ ràng để lôi kéo đầu tư tư nhân phát triển hàng không.

"Tôi cho rằng cần tham khảo chính sách như ở Ấn Độ, họ có chủ trương có những sân bay 100% tư nhân đầu tư. Để khai thác tiềm năng, có nhu cầu đến thì hạ tầng cơ sở là điểm nghẽn lớn nhất nên làm sao gắn với sự khai thác sân bay và máy bay", ông Tống nói.

Lâm Giang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.