Đak Mek 3 bị vỡ vì dùng đá cuội dưới suối làm thân đập

Đak Mek 3 bị vỡ vì dùng đá cuội dưới suối làm thân đập

Thứ 5, 27/12/2012 23:41

Theo kết luận của UBND tỉnh Kon Tum ngày 29/11 về vụ việc sập đập thủy điện Đak Mek 3 (xã Đak Choong, huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum), đơn vị thi công đã chở đất, đá cuội, sỏi dưới suối đổ vào thân đập.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, loại đập bê tông trọng lực thì phải dùng đá hộc, vữa mác 150 và bơm liên tục để tạo nên một thân đập có kết cấu vững chắc. Tuy nhiên, trên thực tế, đơn vị thi công lại chở đất, đá cuội, sỏi dưới suối đổ vào thân đập.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đánh giá, Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đak Mek (chủ đầu tư công trình đập thủy điện Đak Mek 3) đã thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở (do công ty Cổ phần tư vấn thủy lợi thủy điện miền Nam lập, công ty tư vấn xây dựng điện 1 thẩm tra) đã được Sở Công thương tỉnh Kon Tum tham gia ý kiến.

Bất động sản - Đak Mek 3 bị vỡ vì dùng đá cuội dưới suối làm thân đập
Đập thủy điện Đak Mek 3 bị vỡ

Sau khi có kết luận sai sót, UBND tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần Hồng Phát Đak Mek đình chỉ toàn bộ việc thi công công trình thủy điện Đak Mek 3; báo cáo ngay sự cố cho các cơ quan chức năng theo quy định; nộp toàn bộ hồ sơ của công trình từ công tác, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng công trình (kể cả hồ sơ nghiệm thu từng bước, từng hạng mục) cho Sở Xây dựng trước ngày 1/12.

Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu công ty Hồng Phát phải có phương án, kế hoạch cụ thể khắc phục hậu quả sự cố. Trong đó, thực hiện ngay việc khai thông đảm bảo dòng chảy trên lưu vực sông Đak Mi, bảo vệ môi trường tại khu vực.

Theo ông Bùi Văn Cư, phó giám đốc Sở Công thương giải thích, đơn vị tư vấn đã đề xuất với chủ đầu tư rằng với loại đập bê tông trọng lực thì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác 150 và bơm liên tục để tạo nên một thân đập có kết cấu vững chắc. Song, tại hiện trường, đơn vị thi công lại cho chở đất, đá cuội, sỏi dưới lòng suối để đổ vào bên trong thân đập. Ông Cư còn cho biết thêm phần thượng lưu của thủy điện bị vỡ hầu hết. Đó là những nguyên nhân khiến đập bị vỡ.

Cũng theo ông Cư, đối với công trình thủy điện nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư, mọi khâu từ thiết kế, thi công đến giám sát đều do chủ đầu tư quyết định. Do vậy, không ai biết, kiểm soát được chủ đầu tư chi thực tế bao nhiêu tiền để xây dựng công trình. Chủ đầu tư nói chi phí xây dựng là trên 200 tỷ đồng, nhưng thực tế họ làm hết bao nhiêu, chỉ có họ mới biết. Và chuyện cơ quan chức năng không có hồ sơ thi công là "bình thường".

Tháng 3/2009, đập thủy điện Đak Mek 3 khởi công và theo dự kiến thủy điện này bắt đầu phát điện đầu năm 2013 với tổng công suất là 7,5 MW, vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng và đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng.

Vào lúc 18h ngày 22/11, bức tường phía thượng lưu dài khoảng 80 m, cao gần 9 m của đập Đak Mek 3 bất ngờ đổ sập, hơn 700 m3 đá, bê tông rơi xuống suối Đak Mek, đè chết anh Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, ngụ Quảng Nam) đang lái xe thi công.

Khánh Tuân


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.