Đám đông kích động đập phá bệnh viện là phạm luật

Đám đông kích động đập phá bệnh viện là phạm luật

Thứ 2, 09/09/2013 16:03

Gần đây, số bệnh nhân tử vong bất thường tại các bệnh viện khiến người nhà bất bình và có những hành vi đập phá bệnh viện, đánh trọng thương bác sĩ, hành xử như vậy đã vi phạm quy định của pháp luật và cần được xử lý nghiêm minh.

Bệnh nhân tử vong, người nhà đánh bác sĩ

Bức xúc vì cho rằng bệnh viện không chữa trị kịp thời, chữa trị sai phương pháp dẫn đến cái chết của mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Vinh, người nhà đã đưa xác mẹ con chị Vinh để trước sảnh Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, một số người đã có hành vi đập phá bệnh viện.

Tương tự, trước cái chết đột ngột của ông Hồng, nhiều người thân có mặt tại bệnh viện đã tỏ ra bất bình, đập vỡ một số máy móc, đánh bị thương bác sĩ Mai Văn Lục (Trưởng Khoa Hồi sức tích cực) và 3 y, bác sĩ khác của khoa này. Công an TP.Hà Tĩnh phải huy động hơn 40 người mới kiểm soát được vụ việc.

Sự việc xảy ra gây ảnh hưởng đến tài sản, vật chất của bệnh viện, ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ y tế. Mặt khác còn ảnh hưởng lớn về vấn đề an ninh trật tự và sự tôn trọng thi hành pháp luật của người dân.

Luật sư - Đám đông kích động đập phá bệnh viện là phạm luật

Hai loại kháng sinh Trikazim, Ciprofloxacin Kabi tiêm vào người ông Nguyễn Xuân Hồng dẫn đến sốc phản vệ, tử vong

Hành vi nào cũng phải hợp pháp

Nguyên nhân sự tử vong của các bệnh nhân chưa rõ ràng hoặc đang được cơ quan điều tra. Cho dù là bất bình đến đâu, các cá nhân cũng không được phép đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ hay các hành vi khác gây mất trật tự tại bệnh viện.

Luật sư - Đám đông kích động đập phá bệnh viện là phạm luật (Hình 2).

Ảnh minh họa (internet)

Nếu người nhà có nghi ngờ hoặc chắc chắn cái chết của người thân mình là do sự tắc trách, thiếu cận trọng của đội ngũ cán bộ y tế thì việc đòi lại công bằng phải thực hiện đúng theo quy định của luật Tố cáo. Luật tố cáo quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Cũng giống với hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác nghề nghiệp dẫn đến làm chết người của một số các lương y, thì những người hô hoán, đập phá bệnh viện để tìm lại công bằng cho nạn nhân cũng bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Ở mức độ nhẹ thì bị xử phạt vi phạm hành chínhtừ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu người thân của nạn nhân gây náo loạn như hò hét, chửi bới làm mất trật tự tại bệnh viện theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP. 

Ngoài ra, hành vi đập phá bệnh viện có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại tài sản theo điều 143 Bộ luật Hình sự (BLHS). Hành vi đánh bác sĩ, cán bộ y tế có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104, BLHS. Thậm chí, có thể bị khởi tố về tội giết người quy định tại Điều 93, BLHS nếu xác định được hành vi cũng như mục đích giết người.

Những kiểu hành xử có tính bạo lực, bất chấp pháp luật diễn ra liên tụcsớm muộn cung xtrở thành thói quên đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự của xã hội. Nghiêm trọng hơn, các đối tượng phản động sẽ lợi dụng sự việc để chống đồi chính quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và pháp luật

Hoài Thương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.