Đàm phán thất bại, chiếc ghế Thủ tướng của bà Merkel lung lay

Đàm phán thất bại, chiếc ghế Thủ tướng của bà Merkel lung lay

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 20/11/2017 11:04

Không thể thành lập Chính phủ liên minh, nước Đức có khả năng phải tổ chức một cuộc bầu cử trước thời hạn.

Tiêu điểm - Đàm phán thất bại, chiếc ghế Thủ tướng của bà Merkel lung lay

Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc họp báo tuyên bố đàm phán lập Chính phủ liên minh thất bại.

Các cuộc đàm phán để thành lập Chính phủ liên minh đã đổ vỡ khiến Đức rơi vào khủng hoảng chính trị và có thể phải tổ chức bầu cử trước thời hạn.

Theo AFP, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã bỏ rơi tiến trình đàm phán thành lập Chính phủ liên minh với liên đảng CDU/CSU của bà Angela Merkel và đảng Xanh hôm 19/11.

Động thái này đã đẩy Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào khủng hoảng chính trị và có thể sẽ chấm dứt kỷ nguyên cầm quyền của bà Angela Merkel.

"Chúng tôi thà không nắm quyền còn hơn nắm quyền mà điều hành đất nước một cách tệ hại", Christian Lindner, lãnh đạo đảng FDP, nói.

Thủ tướng Angela Merkel cho biết sẽ thông báo với Tổng thống rằng mình không thể lập Chính phủ liên hiệp sau khi đảng FDP có động thái nói trên.

"Là Thủ tướng, tôi sẽ làm mọi thứ để bảo đảm đất nước được điều hành tốt trong những tuần lễ khó khăn sắp tới" - bà Merkel trấn an người dân sau khi đàm phán đổ vỡ.

Thủ lĩnh FDP Christian Lindner cho biết, lý do đảng này rút khỏi đàm phán cuối ngày 19/11 là họ không tìm được tiếng nói chung với đảng của bà Merkel và đảng Xanh về những vấn đề chủ chốt, như nhập cư, khí hậu và chi tiêu sau hơn 4 tuần thương thảo.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 9, liên đảng CDU/CSU của bà Merkel chỉ chiếm 246 trên tổng số 631 ghế trong Hạ viện Đức.

Với việc đảng Dân chủ Xã hội (SDP) đã tuyên bố không liên minh với CDU/CSU và nay FDP cũng bỏ rơi khả năng liên minh, cơ hội để bà Merkel và liên đảng CDU/CSU thành lập Chính phủ đa số hiện không còn.

Bế tắc chính trị hiện tại nhiều khả năng buộc Đức phải tổ chức bầu cử trước thời hạn đầu năm 2018.

Việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu không thể lập Chính phủ mới có thể tác động tiêu cực đến một loạt vấn đề, từ cải cách khu vực đồng euro, chính sách của Liên minh châu Âu đối với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

QV (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.