Như tin tức đã đưa, cách đây không lâu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 51/2014 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đường bộ. Theo đó, từ 1/1/2016, chi nhánh BOT tuyến tránh Vinh (Nghệ An) sẽ điều chỉnh tăng mức thu phí các phương tiện qua Trạm thu phí Bến Thủy 1 và Trạm thu phí Bến Thủy 2. Cụ thể: Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi sẽ tăng từ 30.000 đồng/lượt lên 45.000 đồng/lượt; xe ô tô từ 12 chỗ ngồi đến 30 chỗ ngồi sẽ tăng từ 40.000 đồng/lượt lên 60.000 đồng/lượt...
Mặc dù việc tăng phí này được lí giải là đúng lộ trình, tuy nhiên đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Hầu hết người dân đều cho rằng, mức phí hiện đang áp dụng đã cao, nay tiếp tục tăng giá vé thì quá cao so với thu nhập của người dân
Người dân cho rằng, việc tăng phí qua trạm thu phí Bến Thủy là bất hợp lí.
Trước phản ứng của người dân, ngày 25/12/2015 Bộ trưởng GT-VT Đinh La Thăng đã có văn bản số 17178/BGTVT-CT gửi Bộ Tài chính về việc đề nghị tạm lùi thời hạn tăng phí BOT đối với 23 trạm thu phí đang thực hiện thu trên cả nước. Thời gian lùi dự kiến đến 1/6/2016.
Để lý giải cho việc tăng phí của mình và đáp lại văn bản đề nghị của Bộ GT-VT và Chủ tịch tỉnh Nghệ An, ngày 31/12/2015, Bộ Tài chính gấp rút có Văn bản số 19683/BTC-CST với nội dung: Để khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, tại công văn số 373/TB-VPCP ngày 8/11/2012 của Văn phòng Chính phủ về cơ chế tài chính đặc thù của dự án BOT - QL1A và QL14, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: Giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT sửa đổi Thông tư 90/2004/TT-BTC theo hướng điều chỉnh tăng mức thu theo lộ trình đến năm 2016 đạt mức 3,5 lần mức cơ bản của Thông tư này.
Căn cứ hợp đồng BOT và đề xuất của Bộ GT-VT, trong 2 năm 2014 và 2015, Bộ Tài chính đã ban hành 35 Thông tư quy định mức thu phí hoàn vốn