Đường Lâm là di tích làng cổ người Việt đầu tiên ở Bắc bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia, nhưng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính có dân số tăng hơn gấp đôi, diện tích tăng gấp ba lần, nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quy hoạch, kiến thiết.
Hợp tác với chuyên gia nước ngoài để tìm phương án phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, hiện Hà Nội có 5.000 di tích lịch sử, chiếm lượng lớn di tích của cả nước; trong đó có 2.000 di tích đã được xếp hạng; có nhiều di tích đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc-UNESCO công nhận là di sản văn hóa như: Hoàng Thành-Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Vì vậy, việc hợp tác với các đối tác bên ngoài có nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử như thành phố Toulouse là hết sức cần thiết.
Câu chuyện ở Đường Lâm xuất phát từ mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu trong việc giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển. Trước đó, đầu tháng thông tin 78 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội kí đơn xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Lý do được các hộ dân đưa ra là, vì danh hiệu di tích, người dân không được xây cất nhà cửa, không có chỗ ở, sửa nhà cửa của mình mà phải làm đơn và chờ đợi được thông qua...
Sau khi nhận được đơn kiến nghị của nhân dân, UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại để lắng nghe những ý kiến và nguyện vọng của bà con. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, sự vào cuộc của liên ngành mong giải quyết được bài toán bảo tồn và phát triển ở di tích này.
Ông Trương Minh Tiến, phó giám đốc Sở VHTTDL HN khẳng định: "Đối với Đường Lâm nó là một di sản sống, kể cả trong Luật di sản cũng chưa có điều nào điều chỉnh đến nó, vì vậy trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải có những cái cơ chế riêng để điều chỉnh hoạt động của làng cổ được bảo tồn và phát huy được tốt hơn".
Lê Vy (tổng hợp)