Ông Lịch kể điều này tại buổi thảo luận dự thảo Luật tố tụng hành chính sửa đổi diễn ra hôm nay 4-6.
Lý do theo ông Lịch là Luật tố tụng hành chính vẫn quy định TAND cấp huyện có quyền xét xử cấp sơ thẩm các vụ án hành chính kiện chủ tịch UBND huyện, UBND huyện.
“Mà tôi thấy họ nói vậy là đúng. Ông bí thư, ông chủ tịch phán một câu là có khi đã chạy tóe khói, làm sao xử? Tôi cũng đề nghị tòa huyện không được xử cái gì liên quan đến lãnh đạo huyện hết” - Đại biểu Trần Du Lịch nói.
Theo ông Lịch, về lý thuyết thì quan điểm cho phép tòa huyện xử sở thẩm các vụ việc hành chính liên quan đến lãnh đạo huyện như Ủy ban tư pháp Quốc hội nêu ra là đúng. Nhưng thực tế tòa huyện mà xử được lãnh đạo huyện thì ở Việt Nam hiện này là rất khó.
“Hơn nữa, có thắng kiện mà UBND huyện không chịu thi hành án thì Thi hành án cũng khó dám cưỡng chế” - ông Lịch nói.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) tại buổi thảo luận dự thảo Luật tố tụng hành chính sửa đổi - ảnh: Việt Dũng
Trước đó, đại biểu Đỗ Văn Đương, mặc dù là ủy viên thường trực của Ủy ban tư pháp Quốc hội nhưng cũng có quan điểm khác với ủy ban này khi đề nghị phải giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ liên quan đền chủ tịch UBND huyện và UBND huyện lên tòa tỉnh để độc lập hơn và nâng cao giải quyết khiếu kiện hành chính.
Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng cho rằng với án hành chính dân kiện quan thì chẳng mấy khi quan ra tòa mà toàn kêu cán bộ cấp dưới, có khi đó là những người chẳng có chuyên môn về vấn đề đang xét xử mà chỉ nghe báo cáo rồi về nói lại. Do đó việc tranh tụng tại phiên tòa không đạt được hiệu quả.
Đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị người nào ký các quyết định hành chính mà bị dân khởi kiện thì người đó phải ra tòa. “Còn nếu ủy quyền thì phải ủy quyền cho cấp phó trực tiếp ph