Dân lưu vong Triều Tiên được 'xử đẹp' nếu quay về

Dân lưu vong Triều Tiên được 'xử đẹp' nếu quay về

Thứ 4, 21/08/2013 20:33

Những nhân viên an ninh Triều Tiên đã đến thăm những gia đình có người bỏ trốn khỏi đất nước, hứa đảm bảo an toàn cho những người muốn trở về nhà.

Lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã có cách tiếp cận mới đối với những người bỏ trốn khỏi đất nước, trốn chạy khỏi đất nước đàn áp và nghèo khổ của họ. Ông hứa với họ rằng họ sẽ không bị làm hại nếu trở về nhà, và thậm chí còn được tặng tiền mặt, theo một vài người tha hương cho biết. Thậm chí, một vài người trở về từ Hàn Quốc còn được hứa hẹn xuất hiện trên truyền hình, mặc dù những lần đầu tiên trở về của những người đào thoát diễn ra trong im lặng ở một đất nước nơi giam giữ 200.000 người và trừng phạt tới 3 thế hệ của một gia đình.

Năm ngoái, một người phụ nữ đã bày tỏ hối tiếc trong một buổi họp báo ở Bình Nhưỡng vì đã phản bội quê hương và cảm ơn chủ tịch Kim Jong-un vì đã cho cô cảm thấy “sự quan tâm sâu sắc”, trong khi có vài ý kiến cho rằng Hàn Quốc là một “thế giới không tình yêu.” Chính sách này đi ngược hẳn với phương pháp tiếp cận của cha ông, ông Kim Jong-il trong gần 20 năm cầm quyền là che giấu vấn đề và nghiêm trị những gia đình đào thoát vì sợ họ sẽ làm suy yếu Nhà nước Triều Tiên vì những câu chuyện của họ về miền Nam thịnh vượng.

Những nhân viên an ninh Triều Tiên đã đến thăm những gia đình có người bỏ trốn ít nhất là trong năm qua, nói với họ rằng những người thân yêu của họ ở miền Nam sẽ được đảm bảo an toàn để trở về, theo một vài người đào thoát ở Seoul cho Reuters biết.

Một số nói rằng họ nghe nói những người ở miền Nam trở về thậm chí được lên truyền hình và được thưởng 45.00000 USD. Một người phụ nữ 30 tuổi bỏ đi hiện đang sống ở Seol kể lại chi tiết cuộc nói chuyện điện thoại gần đây với mẹ cô, bà đã gọi cho cô từ một thị trấn Triều Tiên giáp với biên giới Trung Quốc “Mẹ tôi nói rằng nếu con có tiền, hãy quay trở về đi. Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đối tốt với con.”. Người phụ nữ bỏ trốn họ Lee giấu tên vì e sợ gia đình của mình ở Triều Tiên bị trả thù nói: “Những người bỏ trốn khác cũng nhận được những cuộc điện thoại tương tự.”

Tiêu điểm - Dân lưu vong Triều Tiên được 'xử đẹp' nếu quay về

Không thể xác định bao nhiêu trong số 25.000 người dân Triều Tiên đã chạy trốn đến miền Nam đã quay trở lại quê hương.

Các chuyên gia nói ông Kim cố gắng cho thấy thay vì sống hạnh phúc ở miền Nam, những người đã bỏ trốn phải sống khốn khổ, phải làm những công việc thấp kém và chật vật, vài người chạy trốn ở Seoul nói điều đó gần đúng với sự thực.

Cùng với việc đưa ra một con đường trở về đối với những người bỏ trốn, thủ tướng Kim cũng đồng thời thắt chặt an ninh ở những biên giới với Trung Quốc và những gia đình vẫn còn ở trong những trại tù để ngăn chặn những người có ý định trốn khỏi đất nước.

Trong khi vẫn chưa thể khẳng định những gì sẽ xảy đến với những người Triều Tiên quay trở lại, một nhà ngoại giao ở Bình Nhưỡng cho biết một nhóm 9 người bỏ trốn sau khi bị giữ ở Lào vào tháng 5 để đến Hàn Quốc đã được gửi về nhà và không bị làm tổn hại gì.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc cho biết họ sợ thay cho nhóm người này, bao gồm 5 trẻ vị thành niên và những người cố gắng tới đại sứ quán Hàn quốc ở Đông Nam Á sau khi lần đầu tiên đi khắp Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao giấu tên do tính chất nhạy cảm của công việc ở Bình Nhưỡng nói: “ họ thực sự được đối xử khá tốt từ khi họ quay trở về quê hương.” Một quan chức Ân xá Quốc tế cũng nói không có báo cáo nào cho thấy nhóm 9 người bị làm hại khi trở về. Ông cũng cho biết thêm: “Khi những người bỏ trốn quay trở lại, không phải tất cả họ đều bị chở vào tù. Sự thật họ còn có thể được xuất hiện trên truyền hinh… để tuyên truyền cho đất nước.”

Không rõ mục đích của lãnh đạo Kim

Chính xác thì lý do tại sao ông Kim có cái nhìn khác đối với những người dân lưu vong vẫn chưa được làm rõ. Một vài ý kiến của những người bỏ trốn cho Reuters biết họ tin tưởng ông cố gắng làm như vậy bởi sự ảnh hưởng ngày càng lớn của cộng đồng người Triều Tiên xa quê ở miền Nam.

Liên lạc giữa họ và gia đình ở miền Bắc đã có những cuộc liên lạc thường xuyên hơn ở một trong những đất nước cô lập nhất thế giới này. Ví dụ, nhóm người bỏ trốn ước tính khoảng 3000 cuộc điện thoại được thực hiện mỗi ngày đến Triều Tiên, thông qua mạng điện thoại Trung Quốc, dọc theo đường biên giới Trung Quốc-Hàn quốc dài 870 dặm (1.400 km).

Theo một viện nghiên cứu của Hàn Quốc, khoảng 70% dân lưu vong ở Hàn Quốc cũng gửi tiền về cho gia đình thông qua những người môi giới ở Trung Quốc dọc theo biên giới, Trong khi Kim Yong-un, lên nắm quyền sau cái chết của cha ông Kim Jong-il vào cuối năm 2011, đã hứa không trả thù những người bỏ nước quay trở về, ông cho thắt chặt an ninh tại các con sông Tumen và sông Yalu dọc biên giới với Trung Quốc.

Theo dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc, năm ngoái, số người bỏ trốn đến Hàn Quốc giảm 44% từ 2.706 người vào năm 2011 xuống 1.509 người; trong năm 2010 là 2.402 người, và trong năm 2009 là 2900 người. Trong quý đầu năm nay, trung bình tháng số người bỏ trốn giảm 15% so với năm trước.

Ông Cho Jung-hyun, một nhà nghiên cứu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc tại Seoul, người thường xuyên phỏng vấn những người đào thoát cho biết: "Có tin đồn rằng chính quyền sẽ tiêu diệt ba thế hệ (của một gia đình) hoặc bộ đội biên phòng sẽ bắn chết bất cứ ai bị bắt vượt sông được đồn thổi rất nhiều. Mặt khác, chính quyền Triều Tiên duy trì việc gửi đi thông điệp những người bỏ trốn trong những thời điểm khó khăn sẽ không bị trừng phạt, theo chế độ gọi là “chế độ chính trị nhân từ.” Ông cho biết thêm, gần đây, Triều Tiên kiểm tra kỹ lưỡng hơn danh sách những người mất tích để gây áp lực lên gia đình họ. Thông thường, khi một người bỏ trốn, chính quyền Triều Tiên sẽ thông báo là người đó đã chết hoặc mất tích.

Những người đào thoát ở Seoul cho biết những chính sách tiếp cận của Bình Nhưỡng đối với gia đình họ cũng khó khăn như việc thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc, một đất nước có thu nhập  bình quân đầu người hơn gấp 45 lần so với miền Bắc.

Những người đào thoát mới được thẩm vấn bởi những hệ thống thông minh để ngăn chặn gián điệp trước khi được gửi đến một trung tâm giáo dục ở Nam Seoul và có 12 tuần đào tạo và tư vấn để thích nghi với xã hội siêu công nghệ và cạnh tranh ở Hàn Quốc. Họ cũng nhận được các khoản trợ cấp về nhà ở, học tập, cũng như đào tạo kỹ năng làm việc. Nhưng nhiều người làm việc thấp kém bị những người Hàn Quốc tẩy chay.

Kim Seung-chul, một người đã bỏ trốn, hiện đang điều hành một đài phát thanh ở Seoul phát sóng tin tức về Triều Tiên tỏ ra thông cảm với những người đã quay trở về. Ông Kim, 52 tuổi nói: "Những người bỏ trốn xem tất cả những cuộc họp báo. Chúng tôi biết rằng, sống ở đây tốt hơn nhưng sự cô đơn và khó khăn khiến tất cả chúng tôi đều cảm thấy muốn trở về.”

W2 (theo Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.