Dán tem bia là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngành bia Việt Nam. Dự thảo đang được cơ quan soạn thảo Nghị định thực hiện. Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, phóng viên báo đã có cuộc trao đổi với TS. Dương Đình Giám – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:
TS. Dương Đình Giám trả lời phỏng vấn
PV: Theo Viện trưởng, mục đích của Dự thảo dán tem bia là gì?
Theo tôi, cái cần nhất bây giờ là cơ quan đề xuất Dự thảo phải làm rõ được luận cứ hay nói rõ hơn, mục đích dán tem bia để làm gì? Tôi nghĩ, có hai mục đích dán tem: Thứ nhất, là để quản lý chất lượng của sản phẩm. Thứ hai, là để quản lý thuế (thông qua quản lý sản lượng). Ngoài ra, có thể, do bia là loại mặt hàng cần quản lý sản xuất kinh doanh đặc biệt, nên phải có một giải pháp gì đó hợp lí chăng?
PV: Viện trưởng có thể nói rõ hơn về mục đích quản lí chất lượng không?
Nếu để quản lý chất lượng thì đây là một mục đích tốt. Nhưng phải nói, cho đến giờ, các doanh nghiệp lớn đã có hệ thống quản lý chất lượng khá chặt chẽ. Như báo cáo của Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Hà Nội (HABECO): Hiện tại, bản thân nhãn hàng hóa của các sản phẩm bia đã khá chi tiết, nhìn vào nhãn, người ta có thể truy xuất ra được sản phẩm này được làm vào lúc nào, ca sản xuất nào, của cơ sở nào trong Tổng công ty, bởi Tổng công ty có rất nhiều cơ sở sản xuất, thậm chí, kĩ hơn là nguyên liệu xuất xứ từ lô nào (mua hay nhập khẩu từ đâu, bao giờ…). Do vậy, đối với những doanh nghiệp lớn, mục tiêu dán tem để quản lý chất lượng dường như không phù hợp.
Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, có thể công tác quản lý chất lượng sả